Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cổ Am (Hải Phòng) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG CỔ AM

 

 

Danh nhân
Thời kỳ nho học nhiều người làng Cổ Am có học hàm, học vị và làm quan. Qua các triều đại phong kiến, việc học hành thi cử tuyển chọn người làm quan rất khắt khe. Nhưng Cổ Am cũng có nhiều người thành đạt, có hai tiến sĩ là Trần Công Hân và Trần Lương Bật và hơn một trăm cử nhân tú tài. Có câu " Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện"  để nói về sự đỗ đạt của người làng, cũng nổi tiếng như làng Hành Thiện. Một số danh nhân tiêu biểu có thể kể đến:
a) Nguyễn Đình Nhượng
Thuộc đời thứ 12 họ Nguyễn, có công đánh giặc Nguyên – Mông (1287 – 1288), vua Trần Nhân Tông phong tước Quận Công Cấm quân thụ lĩnh Đại Thần sinh phủ nghi quan Lương Gia Tiếp Lương Giang tiền chấn. Vua gả con gái, đệ nhất công chúa Trần A Cống và cho đổi họ Nguyễn, mang họ Trần, Trần Quốc Nhượng. Đền thờ ông tại làng Bưởi, Hà Nội.
b) Trần Khắc Trang
Thiên tử nghĩa nam Vũ lâm vệ Trung Lang tướng ty phụng thần vệ sự lĩnh tam tự quân thống lĩnh Bắc ngạn Bộ Quận tướng Công Trần Khắc Trang năm 1407 cùng gia định vợi con từ xã Trần Xá, huyện Nam Xương (Nam Sang) Hà Nam về Cổ Am. Phu nhân (Tổ Mẫu Tỷ Lỗi Thượng Hoàng Cung đại thị mẫu tư cung tư triều tư chẩm tư phục tư đăng Đỗ Quý Thị Ngọc Cực, hiệu thích giả tỷ kỳ phu nhân). Bà đưa nghề trồng dâu nuôi tằm, đệt lụa về Cổ Am.
(Gia đình về Cổ Am thời điểm Nhà Hồ tiếm ngôi Nhà Trần).
c) Trần Lương Bật
Trần Lương Bật hay Trần Hồng Độ đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Giáp – Thìn (1664), có hiệu: “Bồi tòng bộ binh tả thị lang tăng tiến châu quan lộc đại phu hữu thị lang miên khánh nam tướng công”.
d) Trần Công Hân
Đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Quý Sửu (1733). Giữ chức: “Hàn lâm viện thị chế gia tăng công hiển Đại phu Đông các Đại học sĩ Tú Lâm cục nho sinh”.
e) Thế kỷ 18, triều vua Nguyễn
Họ Trịnh có đại tướng quân Trịnh Khắc Oánh
f) Nguyễn Bá Tiến Thọ
Đời thứ 17, họ Nguyễn Bá, đời vua Thần Tông, hiệu Vĩnh Thọ được phong tước: “Phê chuẩn chính quốc thượng thư Nguyễn Tiến Thọ - Vĩnh Lại huyện, Cổ Am thôn, sơ thập tứ nhật bát nguyệt Canh Tý niên” (14-8 đầu Hậu Lê).
g) Vũ Thấu
Đời thứ hai họ Vũ Thế, đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1828), giữ chức lang Trung Bộ hình
h) Đào Trọng Kỳ
Đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 17 (1864) giữ chức Tán – Lý, Tổng đốc Hà – Yên, Tổng đốc Định – Ninh – Thượng thư bộ lại.
 
Nghề truyền thống 
Cổ Am có nhiều nghề truyền thống như: 
- Nghề dệt vải sợi bông (dệt tay - khung con cú) khổ rộng 27cm, sau 33cm (năm 1950 về sau dệt vải diềm bâu khổ rộng 0,80m - khăn mặt). Nghề dệt tiếp nổi nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa của phu nhân Trần Khắc Trang là Đỗ Thị Ngọc Cực từ năm 1407 khi gia đình tù Hà Nam về cổ Am.
- Nghề mộc do cụ Đào Trọng vấn (ông nội ông Đào Trọng Giữa xóm 2) đưa về từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Trong lao động đã đào tạo được đội ngũ thợ giỏi, thi công làm đình, chùa được
- Nghề sơn cụ Đào Viết Cường (họ Đào Nguyên đời thứ 9) đã đưa nghề về đầu thế kỳ 19
- Nghề nề do cụ Đào Bá cắng đưa về cuối thế kỷ 19, đầu thế kỳ 20 được lưu truyền đến hôm nay, có gần chục đội thợ có tay nghề cao.
- Nghề mộc - nề và sơn mài đều có mối liên hệ trực tiếp lẫn nhau, mộc và Ị nề khép kín trong xây dựng và ngày ấy đã tôn tạo mờ rộng Miếu Tràng - Đình Phần như hiện nay ; nghề mộc và sơn làm đồ thờ, sau này là sơn Mài xuất khẩu.
- Đầu thế kỷ 20 hình thành buôn bán nhỏ (ở cổ Am đi thường là Vải cồ - thuốc lào, ngược lại là hàng hoá lâm sản.v.v...) chợ gần, chợ xa, ra phố, có gia đình mở hiệu ở Hà Nội, Sài Gòn.v.v. 11.
Chăm lo việc học hành cho lớp tuổi trẻ, được nhiều gia đình dòng họ quan Ị tâm, để có trí thức, lao động có kỹ năng ; qua đó tạo ra vị thế xã hội. Hàng trăm Ịcụ khoá " cắp tráp " đi dạy học ờ nhiều nơi. Không ít cụ đã lập gia thất và cư trú Inơi dạy học đến giờ, nhiều con cháu các cụ đã tìm lại cội nguồn...
Ngày nay, nền kinh tế phát triển, máy móc hiện đại, nghề truyền thống khác dần bị mai một chỉ có nghề mộc còn tồn tại đến ngày nay.
 
Các phong tục, tập quán tiêu biểu
Hoạt động lễ hội: đầu năm hàng năm truớc khi làng mở hội, các thôn Giáp tổ chức tế Thánh - tế Thần... Vào ngày mồng 2 mồng 3 tết, tổ chức mừng thọ (ngày quan Lão). Đen ngày mồng 6 tết tổ chức rước ra Từ Chỉ - hoặc Miếu hợp tế cả Làng và Làng tổ chức mừng " Quan Lão Các chức sắc từng thôn Giáp và của Làng ngồi "hát mừng" Quan Lão ", ăn uống cỏ khi hết tháng Giêng mới giã đám. 
 
Lễ hội làng Cổ Am
 
Tục khao thọ (mừng thọ) là tục lệ khá đặc biệt của làng. Hình thành từ đầu thế kỷ 17 được lưu truyền đến hôm nay. Thời phong kiến chỉ có Lão ông, có chức tước xã nhiêu - xã nhưng - Hương - Lý trở lên. Đen tuổi 55 có lễ nhỏ trình làng (gọi là trình hạng - lão hạng) khi tuổi tròn 60 được tổ chức mừng thọ cùng Làng. Sau đó cứ tuổi 70 - 80 tiếp tục mừng thọ, ai cao tuổi nhất làng hưởng tiên chi Lão.
Ở Cổ Am nhiều năm nay Lễ mừng thọ có cả Lão Bà được sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc xã, kết hợp với kội Người cao tuổi cùng một số ban ngành đoàn thể cùa xã, của thôn lo việc tổ chức Lão vào mồng 4 tết, ở các làng văn hoá, các đoàn thể, Ngày hội tụ gia đình, con cháu ở xa về, gia đình cư trú xa nhiều năm đều về tổ chức mừng thọ 1 quê. Ngày tổ chức lễ mừng thọ là nói lên tình cảm “Kính lão đắc thọ”, như nhắc nhở con cháu chăm sóc ông, bà, cha, mẹ khi tuổi già và càng góp phần củng cố thêm mối quan hệ gia đình “ông bà mẫu mực”, “con cháu thảo hiền”.
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332