Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Dạ Trạch (Hưng Yên) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG DẠ TRẠCH

Xã Dạ Trạch là một địa phương nhỏ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nhưng lại có những di tích đặc biệt lâu đời, gắn liền với hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Một loại di tích có liên quan đến thời kỳ bắt đầu mở nước thời đại các Vua Hùng) – Đền Hóa Dạ Trạch, loại di tích thứ hai đó là Đầm Dạ Trạch – di tích ở thế kỳ thứ sáu, gắn liền với sự kiện lịch sử vua Triệu Quang Phục xưng vương và lập căn cứ tại đây suốt từ năm 548 đến năm 555. Như vậy có thể thấy rằng Xã Dạ Trạch tồn tại những di tích có lịch sử hơn 1400 năm, cùng với quy di sản phong phú với nhiều loại hình như đền chùa, miếu, nhà cổ, giếng cổ…

Những di sản được liệt kê dưới đây là những công trình nhóm khảo sát đã trực tiếp quan sát và phỏng vấn cán bộ chính quyền, đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. 
Đền Hóa Dạ Trạch 
 
Đền Hóa Dạ Trạch  
Đền Dạ Trạch có tên chữ là Dạ Trạch Hoá Từ, xưa kia nằm trong vùng Dạ Trạch, nay là thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung công chúa – Tây Sa công chúa. Chử Đồng Tử là vị thánh đứng thứ 3 trong bốn vị thánh "bất tử" của Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Theo sách "Lĩnh Nam chích quái" thì đền Dạ Trạch có từ thời Hùng Vương, cách đây gần 4.000 năm.
Năm 1883, đền Dạ Trạch bị thực dân Pháp đốt cháy. Năm 1890 đền được xây dựng lại.
Đền Dạ Trạch đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả lần trùng tu vào năm 1890 với kiểu chữ Công (工), mặt hướng chính đông, ra hồ bán nguyệt, mái khắc nhiều hình long, phượng rất đẹp, gồm ba gian. Trong đó, hậu cung là gian được thiết kế đẹp nhất với mái vòm cuốn tam cấp, gợi cho du khách cảm giác như đứng trong khoang thuyền. 
Hồ Bán Nguyệt tại Đền Hóa Dạ Trạch  
Từ ngoài vào, bên phải, đầu tiên là ban thờ thổ công miếu đình, tượng quan võ, rồi đến ban thờ các vị thân sinh của Đức thánh Chử Đồng Tử; bên trái là ban thờ Bế ngư thuyền quan (tượng một con cá chép bằng gỗ sơn son thếp vàng óng ánh), kế đến là ban thờ Triệu Việt Vương (548 - 571). Ở chính giữa hậu cung là 3 khám thờ: Đức Thánh Chử Đồng Tử (ở giữa), Hoàng hậu Tiên Dung công chúa (bên trái), thứ phi Hồng Vân (bên phải). 
Tại đây còn đặt tượng thờ hai con ngựa, một tượng đỏ, một tượng trắng. Tương truyền, đó là hai con ngựa mà Đức Thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đã cưỡi để đi chữa bệnh cho dân. 
 
Ban thờ chính và ban thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử  
Ngoài kiến trúc chính, trong khu vực đền còn có lầu chuông, bên trong đặt một chuông Dạ Trạch từ chung (chuông đền Dạ Trạch) được đúc năm Thành Thái thứ 14 (1902), dài 1,5m, rộng 0,8m; hai dãy nhà chín gian, trước kia, đây là nơi để chín chiếc kiệu; hai bia đá dựng đối diện nhau (một bia đã vỡ), được dựng năm Gia Long thứ 17 (1819), cao 1,6m, rộng 0,8m, dày 0,17m; một hồ bán nguyệt; nhiều hoành phi, câu đối ghi lại sự tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Tây Sa; đặc biệt là hình ảnh chiếc nón và cây gậy - hai vật mà Đức Thánh Chử Đồng Tử đã dùng để cứu nhân độ thế.
 
Hồ Bán Nguyệt và Gác Chuông
Đền Dạ Trạch đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1989. 
 
Công nhận di tích lịch sử văn hóa cho Đền Hóa Dạ Trạch  
Để ghi nhớ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung, hàng năm, người dân địa phương lại tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử. Đây là 1 trong 16 lễ hội lớn nhất cả nước với các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn. Độc đáo nhất là lễ rước nước với sự tham gia của 10 con thuyền nối đuôi nhau ra sông Hồng lấy nước về lễ Thánh tại đền Đa Hòa và Dạ Trạch. Hoạt động này được tổ chức theo đúng phong tục xưa, diễn ra trong suốt hai tiếng đồng hồ. Trong quá trình các thuyền di chuyển, còn biểu diễn múa rồng trên thuyền.
 
Một số cây cổ thụ lâu năm tại Đền Hóa Dạ Trạch:
 
Cây si >100 năm  
 
Cây muỗng 100 năm  
Chùa làng Yên Vĩnh
Làng Yên Vĩnh ngày xưa có một ngôi chùa cổ ở cuối làng trông hướng Nam, được làm bằng gỗ lim, cột, kèo, hoành, xà, dui, lợp ngói vẩy rồng, cửa bức bàn cổ rất tinh xảo. Phần mài chùa không quá cao, vào trong chùa sẽ cảm nhận không gian trầm tĩnh, mát lạnh và hư ảo. Bên ngoài không gian chùa là những vườn cây có hoa móng rồng và các loại hoa thơm, rợp bóng mát kết hợp cùng với một cái ao ở phía ngay phía trước, nước quanh năm trong mát.
Vào những năm 1960-1961, làng Yên Vĩnh phá chùa do thời đó chính quyền đang có cao trào chống mê tín dị đoan, hơn nữa hợp tác xã của khu vực cần nơi để làm công tác sản xuất ép mía nấu mật thủ công.
Đền thờ Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục)
Ngày 1/4/2018, tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 2196/QĐ - UBND ngày 3/8/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo Đền thờ Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục). 
 
Thi công xây dựng công trình Đền Thờ Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục)
Triệu Quang Phục quê ở huyện Chu Diên (nay thuộc huyện Khoái Châu), theo phò vua Lý Nam Đế. Cha ông là Thái phó Triệu Túc, mẹ tên là Nguyễn Thị Hựu. Triệu Quang Phục sau này xưng vương lấy hiệu là Triệu Việt Vương, đã trị vì nước Vạn Xuân từ năm 548 đến năm 571. 
Công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng hơn 13,7 nghìn m2 thuộc xã Dạ Trạch, gồm các hạng mục xây dựng mới, bao gồm: Nghi môn, Bình Phong, Nhà Tả vu – Hữu vu, đền chính, nhà thủ từ, am hóa vàng và các hạng mục phụ trợ. 
Dự án do UBND huyện Khoái Châu làm chủ đầu tư với tổng kinh phí gần 45 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh đầu tư 25 tỷ đồng, ngân sách huyện Khoái Châu 5 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2017 – 2019.
Nhà thờ họ 
Xã Dạ Trạch có một số dòng họ chiếm số đông và lâu đời trong làng là họ Nguyễn, họ Lê. Cũng giống như nhiều làng xã truyền thống khác, sự cư trú của các thôn trong làng dựa vào quan hệ huyết thống dòng họ. Nhóm khảo sát đã ghi nhận được các nhà thờ họ Lê Chí, họ Nguyễn Gia, họ Nguyễn Hữu thuộc thôn Yên Vĩnh.
Một số nhà thờ họ lâu đời tại thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch.  
Nhà thờ họ Lê Chí  
Nhà thờ họ Nguyễn Gia  
Nhà thờ họ Nguyễn Hữu
Giếng cổ thôn Yên Vịnh, xã Dạ Trạch
 
Giếng cổ xã Dạ Trạch
Giếng cổ nằm tại thôn Yên Vịnh có niên đại hàng trăm năm. Giếng có hình tròn, xung quanh đã được xây mới lan can. Giếng là không gian cảnh quan, là nơi hóng mát của dân làng
 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332