Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Đọi Tam (Hà Nam) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐỌI TAM

Di sản vật thể làng Đọi Tam

Bảng thống kê di sản kiến trúc làng Đọi Tam

STT

Tên di tích

Vị trí

Xếp loại

1

Đình Đọi Tam

Xóm Lam Sơn

Di tích QG

2

Chùa Đọi Tam – Giếng chùa

Xóm Lam Sơn

 

3

Đền Tỉnh – Giếng đá cổ

Chân núi Long Đọi

 

4

Lăng tổ nghề Nguyễn Tiến Năng

Chân núi Long Đọi

 

5

Cây cổ- Giếng cổ đầu làng

Đầu làng – Phía Đông

 

6

Từ đường họ Nguyễn

Giữa làng

 

7

Gốc cây đa cổ

Đầu làng – Phía Đông

 


Sơ đồ vị trí di sản vật thể làng Đọi Tam

Đình Đọi Tam

Đình làng Đọi Tam được khởi dựng vào năm Đinh Dậu 1617, đời vua Lê Thần Tông, đến năm 2017 là tròn 400 năm. Cũng trong năm này, Đình làng đã vinh dự được đón nhận bẳng Di tích lịch sử Quốc gia. Đình thờ 2 vị thành hoàng và vị tổ nghề Nguyễn Tiến Năng, tức cụ Trạng Sấm.

Cổng Đình Đọi Tam

 

Tòa tiền điện đình Đọi Tam

Chạm khắc vì kèo trong gian Đại đình Đình Đọi Tam

Chùa Đọi Tam

Chùa Đọi Tam nằm cạnh chùa Đội Tam, đầu xóm Lam Sơn. Chùa được xây dựng cách đây hơn 300 năm, niên đại gần với đình Đọi Tam nằm kế bên. Trước cổng chùa có gác chuông 2 tầng bằng gỗ, lợp ngói mũi hài (Xem Hình 5). Tòa nhà chính của chùa có cột bằng đá kết hợp với hệ vì kèo gỗ (Hình 7). Đây cũng là đặc điểm của một số công trình Chùa và nhà thờ họ trong vùng (Xem thêm nhà thờ họ Nguyễn).

Trong chùa có giếng chùa hình tròn, đường kính khoảng 4-5m, thành giếng xây gạch. Cũng giống như giếng ở đầu làng, nước giếng chùa hiện đã không được dùng trong sinh hoạt. Miệng giếng được đậy nắp lưới che phủ tránh lá cây rụng. Qua quan sát bằng mắt, chất lượng nước giếng còn sạch, nước có mạch ngầm, không phải nước tù đọng (Xem Hình 8).

Gác chuông chùa Đọi Tam

Tòa chính điện chùa Đọi Tam

Kết cấu cột đá kết hợp vì kèo gỗ chùa Đọi Tam

Giếng chùa Đọi Tam

1.1.3.   Đền tỉnh, giếng đá cổ chân núi Long Đọi Sơn

Theo dân địa phương kể lại, dưới chân núi Long Đọi Sơn có 9 chiếc giếng cổ, là 9 mắt rồng. Trước đây, đó là nguồn nước sinh hoạt cho dân các làng quanh vùng. Ngày nay, còn một số giếng vẫn đang được dân làng sử dụng. Trong đó, có giếng đá cổ đầu làng Đọi Tam, bên cạnh giếng có đền Tỉnh (hay đền giếng).

Trước đây, đền Tỉnh chỉ là một ngôi miếu nhỏ, sau này được người dân trùng tu xây dựng lên với quy mô như ngày nay. Trong đền hiện thờ đạo Mẫu.

Nhiều hộ dân xung quanh vẫn sử dụng nước giếng đá cổ trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng các hộ đặt nhiều máy bơm hút nước lên từ giếng, không còn dùng gầu múc nước và gánh về như trước đây. Qua quan sát bằng mắt thường, nước giếng trong, có mạch ngầm từ núi chảy ra nên quanh năm nước trong mát, không cạn.

Đền tỉnh và giếng đá cổ dưới chân núi Long Đọi Sơn

 

Gần ngôi giếng cổ có 1 cửa hang nhỏ nằm trong khu đất nhà dân. Theo lời kể của dân làng, trước đây từ cửa hang này có thể đốt đèn đi sâu vào trong lòng núi Long Đọi Sơn, tìm đường ra phía bên kia núi. Hiện nay, cửa hang đã bị lấp nhỏ lại, không thể đi vào trong.

 

Cửa hang gần đền Tỉnh

Lăng tổ nghề Nguyễn Tiến Năng

Lăng nằm ở phía đầu làng, dưới chân núi Long Đọi Sơn. Trong lăng có phần mộ và bia đề tên cụ tổ nghề làm trống của làng Đọi Tam: Trạng Sấm – Nguyễn Tiến Năng. Nơi đây hàng năm diễn ra lễ tế giỗ tổ nghề của dân làng.

Lăng tổ nghề Nguyễn Tiến Năng

 Mộ tổ nghề trống Đọi Tam: Trạng Sấm – Nguyễn Tiến Năng

Cây cổ thụ và giếng cổ đầu làng

Ngoài hai giếng cổ đã nêu trên, hiện trong làng còn 1 giếng cổ nằm trên trục đường chính dẫn vào làng. Bên cạnh giếng có cây cổ thụ rất to, tán cây rậm rạp, rộng hàng chục mét, che phủ con đường chính vào làng. Dưới chân gốc cây có am thờ nhỏ. Đây là nơi dân làng thường ra nghỉ ngơi hóng mát. Giếng có kích thước và cấu tạo giống Giếng chùa Đọi Tam. Giếng hiện đã không sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, miệng giếng được đậy nắp lưới.

Cây cổ thụ đầu làng phía Đông, cạnh trục đường chính

 

Giếng cổ đầu làng - phía Đông

Từ đường họ Nguyễn

Từ đường họ Nguyễn nằm trong một khu đất nhỏ ở giữa làng, là nơi thờ tự của giòng họ. Từ đường có 3 gian phía trước và hậu cung phía sau. Kiến trúc của từ đường có nét tương đồng với kiến trúc cột đá vì kèo gỗ của chùa Đọi Tam. Chùa được xây từ đời Bảo Đại nhà Nguyễn, đến nay đã được 100 năm.

 

Từ đường dòng họ Nguyễn

Kiến trúc cột đá vì kèo gỗ tại gian trong cửa từ đường

Cây đa cổ đầu làng – phía Nam

Theo dân làng kể lại, cổng phía Nam của làng nằm bên dòng kênh nhỏ, án ngữ một đầu trục đường chính chạy dọc qua làng. Phía trước cổng, hai bên bờ kênh, có 2 cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, gần đây 2 cây bị sâu bệnh, dân làng cố gắng chỉ cứu được 1 cây, còn 1 cây đã chết (vẫn còn vị trí gốc cây, đường kính rộng hơn 1m).

Cây đa còn lại ở đầu làng - phía Nam

 

 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332