Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Đọi Tam (Hà Nam) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐỌI TAM

Các sản phẩm trống của làng nghề Đọi Tam gồm có:
- Trống đại: Trống đại lễ, trống sấm lễ hội, trống da trâu, trống đại Đọi Tam, trống đại đẹp
- Trống đình: Trống đình lớn, trống đình rồng phượng, trống hội đình làng, trống đình làng Đọi Tam, kệ để trống đình, trống đình đẹp
- Trống đội: Trống đội inox lớn, trống đội loại cao, trống đội lớn mặt đen,
- Trống cơm: Trống cơm Đọi Tam, trống cơm Thanh Hùng, trống cơm kéo dây, trống cơm đẹp, trống cơm thường
- Trống trường: trống trường dành cho mọi cấp học tới đại học
- Trống rượu: Trống rượu con ngựa, trống rượu gỗ sồi, bom trống, bom rượu ngựa đơn, trống nhựa kéo, trống pháo, trống rượu đẹp, đế đựng rượu, thùng rượu gỗ sồi
- Trống Nhật bản: Trống kungfu
- Trống nhà thờ: Trống nhà thờ họ, trống đại dùng cho nhà thờ, trống lễ hội, trống cổ truyền
- Trống hội: Dàn trống hội, dàn trống hội Thanh Hùng, trống hội cái, trống hội đẹp, trống hội Thăng Long, trống hội Đọi Tam, trống hội kiểu lưới, trống hội Thanh Hùng
- Trống chùa: Trống chùa Đọi Tam, trống chùa đẹp, giã đỡ trống chùa, trống giá trụ vuông, trống giá trụ tròn, giá đỡ trống chùa Đọi Tam, trống chùa loại cổ, chống chùa Hoàng Thành
- Bồn tắm gỗ: Với nhiều chủng loại kích thước to nhỏ khác nhau, với hình dạng từ tròn tới bầu dục...
- Trống múa lân sư rồng: Trống múa lân, trống múa lân kiểu Trung Quốc, trống múa lân sư rồng, trống múa rồng;
- Thùng rượu, tủ ướp: Bom rượu vang, trống rượu gỗ sồi, thùng đựng rượu đẹp;
Quy trình làm trống Đọi Tam
Ðể làm một chiếc trống phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống.
Làm da: Da được chọn để làm trống là da trâu cái, đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô. Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em.
Làm tang: Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít, loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ. Hơn nữa, “gỗ mít đánh ít kêu nhiều”. Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng “dăm”. Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu “dăm”, cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở. Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn.
Bưng trống: Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già.
Còn dùi trống thì làm bằng gỗ xoan, cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.
Trống là một sản phẩm được dùng từ hàng nghìn năm nay trong văn hóa của người Việt. Chúng ta đã rất quen với tiếng trống đình, trống trường, trống của làng hát chèo  và cả trống tết trung thu dành cho trẻ em nữa. Các sản phẩm trống trên đều do người dân Đọi Tam sản xuất và được lưu thông khắp mọi miền của tổ quốc.

 


Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332