Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Hội Yên - Chi Lăng Nam (Hải Dương) - CÔNG TRÌNH DI SẢN TRUYỀN THỐNG LÀNG HỘI YÊN

Di tích quốc gia, danh làm thắng cảnh 
Theo dân gian truyền lại, vào thế kỷ VI, Chi Lăng Nam là vùng nước ngập trũng, là điểm căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục dưới triều Lý Bí chống quân Lương xâm lược.
Người dân Chi Lăng Nam thường kể rằng, xưa kia, khu vực hồ An Dương (thôn An Dương) vốn là một vùng đồng quê chiêm trũng, ở giữa có một gò đất nổi cao. Thế kỉ XV, một trận đại hồng thủy làm vỡ đê sông Hồng, 3 lần vỡ đê liên tiếp gây ngập lụt, cuốn trôi làng mạc. Sau đó, nước tràn vào cánh đồng tạo thành hồ An Dương. Gò đất cao biến thành hòn đảo nổi giữa hồ. Theo thời gian, cây cối trên đảo xanh tươi, tôm cá từ các nơi đổ về. Từng đàn cò, đàn vạc cùng tìm về đây trú ngụ, sinh sản. Đảo cò là những dải đất giữa lòng hồ, nổi bật như những viên ngọc bởi những rặng tre xanh mướt.
 
Sơ đồ vị trí Khu du lịch sinh thái Đảo Cò trong Bản đồ Du lịch Hải Dương
Ngày 16/11/2014, UBND huyện Thanh Miện, Hải Dương tổ chức lễ đón Bằng công nhận Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam.
Khu danh thắng Đảo Cò nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 71 km và cách thành phố Hải Dương 30,5 km, trên địa phận các thôn An Dương và thôn Triều Dương thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây là một vùng ngập nước ở đồng bằng sông Hồng với 2 khu hồ nước khá lớn nối thông với nhau là hồ An Dương (9 ha) và hồ Triều Dương (4,3 ha). Tại hồ An Dương có 2 đảo nhỏ với tổng diện tích 7.324,2 m2, là nơi chim di cư (cò, vạc) tập trung về đây từ nhiều năm sinh sống tạo thành khu vực có hệ sinh thái hiếm và hấp dẫn trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
Hàng năm, cứ khoảng tháng 9 âm lịch, hàng nghìn con cò, vạc và các loài chim nước ở nơi khác lại bay về sinh sống, kiếm ăn và sinh nở cho đến tận tháng 4 năm sau.
Đảo đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn, những đàn cò ríu rít gọi nhau bay về tổ, tạo nên một khung cảnh đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Cảnh quan An Dương và 2 đảo Cò
Các loài động vật trú ngụ tại đây khá phong phú, thường xuyên có trên 15 ngàn con cò, trên 5 ngàn con vạc và nhiều loài chim khác về đây trú ngụ. Theo thống kê ban đầu, trên đảo có 9 loại cò, gồm: cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò duồi, cò đen, cò hương, cò nghênh, cò ngang, diệc và còn trên 5 ngàn con vạc cùng với một số loài chim quý hiếm như: Bồ nông, Mòng két, Le le, Cú mèo… về đây trú ngụ. Thời gian gần đây cò, vạc về sinh sống quanh năm với số lượng ngày càng nhiều. Trong lòng hồ còn có nhiều loại cá tôm, đặc biệt có cá Măng Kìm và một số loài quý hiếm khác như Ba ba, Dái cá đã được nhân dân phát hiện. Sự đa dạng về động vật đã tạo ra một hệ sinh thái rất hấp dẫn và hiếm có tại khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Cá Măng Kìm, loài đặc hữu tại khu đảo Cò
Cảnh quan khu vực mang đậm nét đặc trưng khung cảnh làng quê đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là cảnh quan mặt nước hồ An Dương và hồ Triều Dương mà tiêu biểu là Đảo Cò, bến nước, gốc đa bên chùa Nam hay đền Mẫu. Với các yếu tố cảnh quan là địa hình, mặt nước, cây xanh, các nhà dân nằm trong vườn cây, các đình, đền chùa… tạo nên một phong cảnh tổng thể yên bình, phù hợp với mục đích xây dựng khu bảo tồn và du lịch sinh thái.
Đảo Cò
Để xây dựng Đảo Cò – Chi Lăng Nam là một điểm du lịch bền vững có những thuận lợi cơ bản. Về không gian, nhìn rộng ra toàn tỉnh Hải Dương- nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng giàu di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc. Chỉ tính riêng khu vực phía nam tỉnh, khu đảo cò Chi Lăng Nam nằm trong tua, tuyến hành hương của đông đảo du khách về với các di tích có giá trị tâm linh như đền Tranh, Chùa Trông, đền thờ Khúc Thừa Dụ (Ninh Giang)….
Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái rất hấp dẫn, hiếm có trở thành sản phẩm du lịch bền vững.
Tiềm năng du lịch Đảo Cò có từ rất lâu, tuy nhiên, đầu những năm 1990 mới bắt đầu thu hút được khách du lịch và phát triển mạnh vào mấy năm gần đây khi tỉnh lộ 396 được hoàn thành, các chương trình bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học Đảo Cò được thực hiện.
Di sản truyền thống
  
Bảng thống kê di sản truyền thống
STT
Tên di tích
Vị trí
Hiện trạng
1
Chùa Hội Yên
Thôn Hội Yên
 
2
Miếu Hội Triều Trang
Thôn Hội Yên
Di tích cấp Tỉnh
3
Chùa Nam
Thôn An Dương
Xây dựng mới
4
Đền Mẫu
Thôn Triều Dương
Xây dựng mới
 
Sơ đồ vị trí Di tích làng Hội Yên và xã Chi Lăng Nam
 
Di tích Miếu Hội Triều Trang
Tọa lạc tại đầu thôn trên một khuôn viên cao ráo, thoáng rộng, miếu Hội Yên, xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) - di tích lịch sử văn hóa được UBND tỉnh xếp hạng năm 2008 như một bằng chứng về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của vùng đất và con người Hội Yên xưa. Miếu thờ Thành hoàng là công chúa Thủy Tinh, húy Triền Ngạc - con gái vua Lê Đại Hành.
Để tưởng nhớ công ơn của công chúa Thủy Tinh, miếu Hội Yên được xây dựng và trải qua thời gian đều được trùng tu, tôn tạo. Công trình có kiến trúc kiểu chữ Nhị (=) gồm 3 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, kết cấu khung vì bằng chất liệu gỗ tứ thiết. Phần nề ngõa tường xây gạch chỉ, các bờ cánh, bờ nóc mềm mại, chắc chắn với những đường gờ chỉ kép nghệ thuật. Bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Cùng với miếu, các công trình phụ trợ khác và hệ thống cây xanh cũng được xây dựng, quy hoạch tạo cho cảnh quan của khu di tích ngày một khang trang.
Hằng năm, cứ đến ngày 15.2 âm lịch, nhân dân địa phương lại mở hội để tưởng nhớ công đức của công chúa Thủy Tinh.
Hiện nay, tại di tích lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị, trong đó có 5 đạo sắc phong thời Nguyễn vào các năm: Tự Đức thứ 6 (1853), Tự Đức thứ 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909) và Khải Định thứ 9 (1924). Ngoài ra, còn nhiều bức đại tự, câu đối, cuốn thư ca ngợi công lao, tài đức của công chúa, tiêu biểu là bức cuốn thư khắc dựng vào năm Bảo Đại thứ 17 (1942) với nội dung:
“Tích hiển tiên triều Lê Đại Hành,
Nữ trung Nghiêu Thuấn, mẫu trung anh,
Hoá thân thuyết pháp, vạn gia Phật,
Hội kiến an dân thố thái bình”
Nghĩa là:
Dấu tích hiện rõ triều trước Lê Đại Hành,
Xứng đáng là người phụ nữ thời Nghiêu - Thuấn, bậc mẫu nghi trong thiên hạ.
Hoá thân giảng cho vạn nhà về phép của đạo Phật,
Giữ cho dân yên, dựng nền thái bình cho đất nước.
Cổng vào cụm di tích Chùa Hội Yên và Miếu Hội Triều Trang
Giếng nước trước sân Chùa và Miếu
Miếu Hội Triều Trang
Di tích Đền Mẫu thôn Triều Dương
Di tích đền Mẫu thuộc xóm 4, thôn Triều Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Theo truyền thuyết, đền mẫu làng Triều Dương được xây dựng từ thế kỷ 17 để thờ vợ của Vua Hùng và 5 người con của Bà là những nhân vật có công dựng nước và giữ nước. Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đây cũng giống như tín ngưỡng thờ Mẫu trong cả nước hiện nay.
Hiện trạng khu Đền Mẫu Triều Dương
Chùa Nam, thôn An Dương
Chùa được xây dựng mới khang trang bên bờ hồ An Dương, ngay cổng vào Khu du lịch sinh thái Đảo Cò. Chùa thu hút đông đảo lượng khách du lịch đến chiêm bái hàng năm.
Chùa Nam, thôn An Dương
Trên địa bàn xã Chi Lăng Nam hiện chỉ có 1 di tích được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp Tỉnh là Hội Yên Triều Trang, còn lại các di tích đều đã được cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới. Hiện trạng, quy mô các di tích đều khá bé, cảnh quan chưa có nhiều điểm đặc sắc. Vì vậy, chưa có sức hút với du khách.
Riêng Chùa Nam, thôn An Dương có vị trí thuận lợi, nằm trong Khu du lịch sinh thái Đảo Cò nên là hàng năm đón hàng chục ngàn du khách đến chiêm bái.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332