Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Hội Yên - Chi Lăng Nam (Hải Dương) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG HỘI YÊN

Làng nghề bánh đa Hội Yên nằm trên trục đường 369, trên đường đi Đảo Cò. Trên đường đi, chúng ta thấy những giàn bánh phơi trắng dọc đường làng, cảnh quan đã trở thành quen thuộc của người dân nơi đây và khách qua đường. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề tráng bánh đa ở đây đã có gần 200 năm. Người có công truyền nghề là cụ Vũ Duy Tộ, người thôn Hội Yên. Dân làng tôn ông là Ông Tổ nghề bánh đa của làng. Ngày nay, bánh đa trở thành nghề truyền thống ở địa phương.
Những năm trước đây, bà con phải dậy từ 3 giờ sáng để xay bột bằng tay. Dụng cụ xay là những chiếc cối bằng đá, nặng nề, vất vả lắm, nhưng những ngày nông nhàn phải làm để kiếm thêm, phục vụ sinh hoạt gia đình, thường phải đi bán rong và đổi lấy thóc hoặc gạo. Lãi chính là nước vo gạo để chăn nuôi lợn. Muốn bánh ngon, giòn, dai, phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản như: thóc phơi không được thiếu nắng, xát gạo hết áo. Chọn hạt gạo phải đẫy mẩy và trắng thì bột mới tơ mịn. Với những người làm nghề lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, thì mùa hè ngâm gạo thời gian là 1 đến 2 tiếng, tùy theo thời tiết, nóng thì giảm đi, lạnh thì phải để dài hơn. Mùa đông, ngâm đến 10 tiếng, kiểm tra bằng kinh nghiệm ngửi mùi vị của gạo sau khi ngâm. Bột sau khi xay được ủ với kinh nghiệm bí quyết riêng. Bột được cho vào nồi hơi tráng với độ dày vừa phải, phơi được nắng thì bánh mới thơm ngon. Chính điều này tạo nên nét khác biệt của bánh đa Hội Yên với các làng nghề khác.
Năm 2004, Làng Nghề Bánh đa Hội Yên truyền thống được UBND tỉnh Hải Dương cấp bằng “Làng Nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”. Hiện nay, sản xuất hàng không đủ tiêu thụ, khách hàng về đây mua và đặt hàng ngày một nhiều, số lượng lớn khắp từ Bắc đến Nam, họ mua về đóng gói dán mẫu mã tên hàng, rồi bán cho các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, đây là điều đáng mừng, nhưng có vấn đề bất cập nhất là hệ thống điện, nước sạch, điểm phơi bán, hệ thống nước thải không đồng bộ. Nước thải các hộ sản xuất chảy thẳng ra các ao hồ, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan cho du khách tham quan du lịch và người dân làng nghề. Những vấn đề này địa phương đang từng bước khắc phục và đề nghị các cấp ủng hộ để làng nghề phát triển bền vững.
Mỗi ngày, Hội Yên cho ra lò khoảng 30 tấn bánh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của dân trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh. Bánh đa Hội Yên có mặt ở khắp các cửa hàng cửa hiệu, các quán phở trên phố của huyện Thanh Miện, sang Hưng Yên, lên Hà Nội; rồi xuất cả vào miền Nam. Bánh đa Hội Yên được nhiều người tin tưởng, bởi là thứ bánh không dùng hóa chất, không hàn the, phẩm màu.
Theo tính toán, cứ 1,2 tạ gạo thì làm ra 1 tạ bánh thành phẩm. 1 kg bánh thành phẩm có giá dao động từ 17.000- 20.000 đồng (Năm 2014). Người dân làng nghề có thể kiếm được tiền lãi từ 300.000- 4.000 đồng/ngày, tùy theo lượng bánh thành phẩm bán ra. Các hộ gia đình chủ yếu vẫn hoạt động theo phương thức bán SX, chỉ có vài hộ là bỏ ruộng đồng nông nghiệp hoàn toàn. Đó là các gia đình có truyền thống lâu đời theo nghề, từ đời cha, đời ông đên đời con, đời cháu như gia đình ông Vũ Duy Tác, Nguyễn Văn Cẩm, Vũ Duy Xuân, Đỗ Văn Tứ…
Tráng bánh thủ công
Một chủ hộ làm bánh đa có thâm niên, ông Vũ Duy Biển cho biết, một ngày làm việc của vợ chồng ông bắt đầu từ 3h sáng, kéo dài đến tận 11h đêm, công việc vất vả, nhiều công đoạn, cả ngày luôn chân luôn tay, không lúc nào ngơi nghỉ. Nếu trời nắng to, nhiều gió thì bánh còn ngon, thơm và trắng giòn, chứ trời mưa, ẩm ướt thì bánh xấu lắm, cứ gãy vụn cả ra, mà người làm thì chẳng còn lãi. Lúc ấy, cả nhà lại thay phiên nhau trực bên lò than, phơi phơi sấy sấy, nhọc công lắm, mà lại không ăn thua gì.
Chuẩn bị nong phơi bánh
Phơi bánh
Thành phẩm sau khi được đóng gói
 
Nhà xưởng và dây chuyền máy móc sản xuất bánh quy mô lớn
Người dân quanh vùng cũng đến Hội Yên học hỏi kỹ thuật làm bánh, nhưng không có được bí quyết làm bánh trắng và dai của làng. Bánh đa Hội Yên có bí quyết ủ bột, trộn bột riêng, khắt khe trong lựa chọn nguyên liệu, trong công đoạn tráng và phơi bánh mà người vùng khác khó học hỏi cho được. Người dân và chính quyền đang tích cực xây dựng thương hiệu bánh đa Hội Yên.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất mà làng nghề chưa tìm ra biện pháp xử lý triệt để, đó là môi trường. Người dân SX không tập trung, nước dùng để làm bánh thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm.
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332