Sơ đồ tổng hợp hiện trạng vị trí di sản Thượng Yên Công
Thiền Viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Cảnh quan Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Quần thể di tích chùa Yên Tử
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là sự kết hợp của các di tích Phật Giáo và cảnh quan tự nhiên. Với quy mô rất lớn, là di tích cấp quốc gia, có ảnh hưởng rất lớn tới toàn vùng nên cần có đánh giá riêng.
Di tích danh thắng Yên Tử
Khu di tích Đông Yên Tử có diện tích 9.295ha một phần nằm trong địa phận xã Thượng Yên Công gồm các công trình kiến trúc tôn giáo:
Chùa Cầm Thực:
Chùa được xây vào thời nhà Trần Nhân Tông, trên một quả đồi tròn có dáng hình mâm xôi, kiến trúc hình chữ “nhất”, gồm 6 gian, thế kỷ XX, chùa bị san bằng chỉ còn lại nền móng, hiện nay chùa đã được xây dựng lại dựa trên nền cũ.
Chùa Lân:
Chùa được xây dựng từ thời Trần.
Chùa Lân Yên Tử
Chùa Giải Oan:
Chùa được xây dựng từ thời nhà Trần, nằm dưới chân núi, phía trước chùa là suối Giải Oan, pgias bên chùa là con dốc mang tên Hạ Kiệu. Từ chùa có thể thấy ngọn núi cao Yên Tử với mây trắng phủ đầy
Chùa Giải Oan, Yên Tử
Chùa Hoa Yên:
Ban đầu chùa là một am nhỏ, sau dựng thành chùa mái lợp bằng lá cây rừng gọi là chùa Vân Yên (Vân nghĩa là mây, Yên nghĩa là khói), chùa ở độ cao 600m nên có những làn mây trắng mỏng bay qua trông như làn khói nên gọi là Vân Yên. Chùa nằm ở lưng chừng núi, trên một triền núi rộng thoai thoải, ngôi chùa còn giữ lại nhiều vết tích xưa. Thời vua Lê Thánh Tông lên thăm cảnh chùa, thấy cảnh trí nơi đây trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa, giăng trước cửa nên đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Chùa Hoa Yên là ngôi chùa chính của cả hệ thống chùa Yên Tử và được nhắc nhiều trong sử sách. Chùa bao gồm tiền đường, thượng điện thờ phật, lầu trống, lầu chuông, nhà nghỉ cho khách, nhà dưỡng tăng, nhà in kinh, nhà giảng đạo và nhiều công trình phụ trợ khác tạo thành một quần thể kiến trúc to lớn
Quần thể kiến trúc chùa Hoa Yên
Chụm Tháp Hòn Ngọc:
Tháp Hòn Ngọc nằm trên độ ao 400m so với mặt nước biển nằm cạnh dốc Voi Quỳ (tương truyền xưa kia hàng năm khi Hoàng Đế Anh Tông lên vấn an vua cha Trần Nhân Tông ngài thường cho dừng lại ở đây và tiếp tục đi bộ lên chùa nên gọi là dốc Voi Quỳ). Trên Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử không rõ tên.
Cụm tháp Hòn Ngọc, Yên Tử
Khu Tháp tổ:
Tháp tổ là vườn tháp trung tâm của toàn bộ khu di tích Yên Tử, giữa vườn tháp là tháp Huệ Quang, nơi đặt xá lỵ của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, quanh tháp Huệ Quang có tường xây bằng gạch, lợp bằng ngói mũi hài thời Trần. Hiện nay, vườn tháp còn lại 64 ngọn tháp và mộ.
Tháp tổ nằm ở vị trí trung tâm của vườn tháp
Chùa Một Mái:
Chùa nằm bên sườn núi cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái.
Chùa Một Mái Yên Tử
Am Ngự Dược, am Thung
Am Ngự Dược chính là nơi nghiên cứu bào chế thuốc, còn am Thung là nơi sản xuất thuốc.
Am Ngự Dược Yên Tử
Chùa Bảo Sái
Chính điện kiến trúc chữ Đinh, tiền đường gồm 3 gian 2 chái và một gian hậu cung thờ tượng Phật . Nhà Tổ kiến trúc kiểu chữ nhất.
Phía sau, bên trái chùa Bảo Sái có bàn thờ sơn thần và giếng thiêng. Bức tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, bên trái là tượng Bảo Sái trong tư thế quỳ trên bệ sen . Kề sát ban thờ sơn thần là giếng thiêng và bên giếng có tượng hổ đá.
Chùa Bảo Sái tọa lạc tại vách núi Yên Tử
Chùa Vân Tiêu
Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây dãy núi Yên Tử trên độ cao 724m so với mặt nước biển, cách chùa Bảo Sái men theo triền núi khoảng 184m. Chùa có kết cấu hình chữ Đinh với diện tích 121m2, kiến trúc bằng bê tông cốt thép giả gỗ, bố trí 3 gian, 2 chái, gồm Tiền Đường và Hậu Cung.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Chùa Đồng
Chùa Đồng có hình khối vuông bốn mái, mái có hình ngói mũi hài, bờ nóc bờ dải không trang trí, hai đầu bờ nóc cùng bốn đầu đao là hình đầu rồng mang phong cách thời Trần. Phần mái vươn ra bốn phía tạo thành hiên. Ba mặt của chùa là các ván đồng ghép khít lại với nhau tạo thành bức vách. Phần dưới của bức vách có trang trí dải hoa văn hình lá lật. Mặt trước hiên chùa có hành lang, lan can là các chấn song hình thân trúc.
Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm.
Toàn cảnh chùa Đồng Yên Tử
Điểm đáng chú ý là Di tích danh thắng Yên Tử nằm trên địa phận xã Thượng Yên Công, để đi lên được Yên Tử cần đi qua quốc lộ 18A. Điều này đóng vai tròng quan trọng trong việc phát triển du lịch tại xã Thượng Yên Công
Nhà ở truyền thống lâu năm có giá trị
Nhà ông Bàn Tô Hiệu thôn Nam Mẫu 1 được xem là ngôi nhà kết cấu truyền thống của người Dao được bảo tồn và chăm sóc cẩn thận. Ngôi nhà có cấu trúc 3 gian, mái được lợp ngói. Ngôi nhà được gia chủ giữ gìn và chăm sóc khuôn viên sạch sẽ, nguyên vẹn. Đây có thể là một địa chỉ tham quan kiến trúc truyền thống tiềm năng cho khách du lịch và gia chủ cũng nhiệt tình ủng hộ định hướng phát triển du lịch cho Thượng Yên Công.
Nhà ông Bàn Tô Hiệu- nhà truyền thống người Dao