Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Thượng Yên Công (Quảng Ninh) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG THƯỢNG YÊN CÔNG

Là một xã miền núi có di tích Rừng Quốc gia và chùa Yên Tử là nơi đức vua Trần Nhân Tông  từ bỏ ngai vàng, khoác áo cà sa tu hành tìm nơi thanh tịnh sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - được mệnh danh là “Đất Tổ Phật giáo Việt Nam”. Từ lâu đời dưới chân núi là nơi hội tụ 10 dân tộc anh em cũng chung sống trên địa bàn xã Thượng Yên Công. Trong đó đồng bào dân tộc Dao Thanh Y chiếm trên 50%, bấy lâu nay vẫn luôn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều phong tục tập quán, lễ hội và những tinh hoa văn hóa phi vật thể được truyền từ đời này qua đời khác, được lưu giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, như ngày hội làng dân tộc Dao, lễ mừng cơm mới, lễ cũng, cưới  hỏi, cấp sắc...

Danh nhân: Trong các Đình, chùa/ Cán bộ Văn hóa xã 

- Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông): đến Yên Tử vào tháng 4 năm Bính Thân (1236)
- Vua Trần Nhân Tông: vị vua của hai cuộc kháng chiến đại thắng quân Nguyên - Mông vào năm 1285 và 1288. Nhưng vào lúc triều đại nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.
Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn
Lễ hội
Khác với nhiều dân tộc, người Dao Thanh Y ở xã Thượng Yên Công không tổ chức nghi lễ đón Tết Nguyên đán, thế nhưng họ lại đón chào năm mới bằng 2 lễ hội rất quan trọng là: Lễ cúng tất niên (được tổ chức từ mùng 10 đến cuối tháng 12 âm lịch) và Hội làng (ngày 9/1 âm lịch), đây là một trong 4 hội làng và là hội làng đầu tiên trong năm của người Dao Thanh Y với ý nghĩa gửi niềm tin, hy vọng vào một năm mới tốt đẹp, nhiều thành công, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, mạnh khỏe, xóm làng yên vui.
 
Người Dao Thanh Y chuẩn bị mừng năm mới
Hội làng cũng là nơi giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, mang lại sự đoàn kết nhất trí giữa các gia đình, dòng tộc và làng xã. Trong lễ hội này bà con trong làng mặc trang phục truyền thống, chế biến các món ăn dân tộc, trình diễn nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, hát giao duyên, hát đối, nhảy sạp, thi đấu ném còn, ném pao… rất tưng bừng
 
Người Dao Thanh Y trình diễn nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm
Cùng với hội làng đầu năm mới, người Dao Thanh Y xã Thượng Yên Công còn có các hội làng được tổ chức vào các ngày 1/4, 1/7 và 1/10 âm lịch; các lễ hội như Rằm tháng Giêng, lễ cấp sắc, lễ cưới… diễn ra với đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Nghệ thuật biểu diễn
Bên cạnh những nét đặc sắc văn hóa rất phong phú như: Lễ cấp sắc, lễ mừng cơm mới, lễ mừng tân gia…, người Dao Thanh Y nơi đây còn bảo lưu nhiều nét đẹp, trong đó có lối hát đối đáp đầy tình tứ. Các làn điệu này được dân tộc Dao Thanh Y duy trì trong các sự kiện, lễ hội truyền thống như lễ cưới, các ngày hội làng, lễ mừng cơm mới, ngày chợ phiên... dần dần trở thành nét văn hóa đặc sắc gắn bó trong đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây.
Tuy khác nhau về giai điệu và nhịp phách, nhưng cách hát của các nhóm Dao đều có điểm chung, đó là chia thành ba loại hình: Páo dung sinh hoạt (hát giao duyên, hát ru, hát đồng dao, hát răn dạy); Páo dung lễ nghi, tín ngưỡng – phong tục (hát trong đám cưới, hát trong lễ cấp sắc, hát trong đám tang, vào nhà mới...); Páo dung lao động sản xuất, nội dung đề cao tinh thần lao động sáng tạo.
 
Nghệ nhân Triệu Thị Xinh (thứ 3 từ trái sang) truyền dạy hát đối đáp cho thế hệ trẻ trong làng
Lời ca gồm có 7 chữ, thường được gọi là “Thất ngôn trường thiên”, cũng có khi xen câu tứ ngôn, ngũ ngôn, thể hiện được sự giàu đẹp, hấp dẫn của ngôn ngữ Dao. Giá trị văn hóa của hát đối giao duyên chính là định hướng giáo dục con người hiểu biết cội nguồn dân tộc, quê hương, gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hát giao duyên là tục hát ứng đối giữa nam và nữ.
Ẩm thực, sản vật đặc thù: Là yếu tố quan trọng (Chợ, phỏng vấn)
Thượng yên Công có các sản phẩm vùng miền như các loại bánh dân tộc, rượu mơ, rượu chua canh gà, rượu sim, rượu nấm lim... Không những thế  với nguồn đất đai, nguồn nhân lực dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, với truyền thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ tạo ra các sản phẩm ẩm thực sạch như: cá khe, ếch khe, ốc khe, lợn rừng, gà đồi, mặng rừng, các loại rau đặc sản vùng miền như rau bao, rau ngót rừng, rau cải chuối, măng mai, vải thiều, thanh long ruột đỏ... là nét ẩm thực độc đáo riêng có của Thượng Yên Công.
 
Măng rừng Thượng Yên Công  
 
Rau Dớn rừng Thượng Yên Công
Các phong tục, tập quán tiêu biểu (cưới hỏi, lễ hội, hương ước, quan hệ dòng tộc, láng giềng...) 
Một trong những nét văn hóa đặc sắc được người Dao Thanh Y lưu truyền và bảo tồn từ đời này sang đời khác đó là phong tục cưới truyền thống. 
 
Nghi lễ trong đám cưới người Dao Thanh Y
Trước khi tổ chức đám cưới, hai gia đình sẽ làm lễ dạm ngõ và lễ hỏi. Nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ với 1,2 triệu đồng tiền mặt, 25 kg gạo, 25 kg thịt lợn, 20 lít rượu trắng. Nhà gái sắm chăn, màn, chiếu… cho con gái đi xây dựng gia đình. Trong ngày cưới, cô dâu mặc trang phục của dân tộc mình, do cô dâu tự thêu hoặc do mẹ, chị, cô, dì hay bác của cô dâu thêu cho. Chú rể cũng mặc trang phục đẹp, đội mũ và mang chiếc ô mầu đen.
Ca dao, tục ngữ, câu chuyện truyền miệng về lịch sử phát triển...
Là một làng xã truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với đất Phật Yên Tử. Không biết tự bao giờ, trong dân gian đã xuất hiện câu ca dao
“Trăm năm tích đức tu hành,
Chưa đi Yên Tử chưa thành qủa tu”
Hoặc:
“Nào ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử mới đành lòng tu”
Văn bản cổ, thư tịch, sắc phong, ghi chép trên bia đá, chữ trên cổng nhà, cổng làng (nếu có yếu tố đặc sắc) 
Các văn bản cổ, thư tịch, sách phong, bia đá, chữ trên cổng có giá trị chủ yếu nằm trong khu vực di tích Yên Tử.
 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332