Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cần Kiệm (Hà Nội) - ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DI SẢN LÀNG CẦN KIỆM

Tổng hợp các giá trị văn hóa, lịch sử của làng Cần Kiệm

Làng Cần Kiệm là làng có lịch sử hình thành từ lâu đời, từ thời Hai Bà Trưng. Chứng tỏ đây là một làng cổ, lịch sử khoảng 600 - 1000 năm.
Cấu trúc làng có nét tương tự giống các làng cổ ở Đường Lâm, khu dân cư đặt trên các gò đồi cao, đường đi lan tỏa xuống chân gò, đồng ruộng bao quanh và đan xen, ôm hai bên dòng sông Tích.
Các công trình đình, chùa miếu , quán, nhà truyền thống , cây cổ thụ rất phong phú. Tuy không còn nhiều di tích gốc, công trình kiến trúc đã được tôn tạo thời gian gầy đây và có dấu ấn chủ yếu thời Nguyễn nhưng sự kế thừa các đặc điểm văn hóa, thông qua các câu chuyện kể về thành hoàng làng, các danh nhân lịch sử, các vị thần khác của làng cũng cho thấy dấu ấn văn hóa chồng lớp qua thời gian. Một số đặc điểm đáng lưu ý:
+ Khái niệm làng, thôn khó có phân biệt rõ ràng. Với số lượng 3 ngôi đình (Đình Phú Đa, Đình Phú Lễ, Đình Yên Lạc) và vị trí phân bố của nó không hoàn toàn theo các thôn.  Số lượng các Chùa cũng không phân theo các thôn có đình (3 thôn). Nhận định rằng Cần Kiệm trước đây thuộc về cơ cấu hành chỉnh là Tổng chứ không phải xã như các làng hình thành giai đoạn sau. Có thể coi cả xã Cần Kiệm là một làng chứ không thể coi mỗi thôn là một làng.
+ Cấu trúc các thôn làng phân tán, dấu ấn về các thôn có đình là Phú Đa, Phú Lê, Yên Lạc nằm ven sông Tích có thể nhận định đây là khu vực cư trú khởi đầu (Đình thờ các nhân vật anh hùng cùng một thời làm thành hoàng làng), từ đó phát triển thêm ra các khu vực xung quanh.
Cần Kiệm là làng còn lưu giữ nhiều kiến trúc xây dựng bằng đá ong (đình, nhà ở…) một giá trị văn hóa về xây dựng sử dụng vật liệu bản địa.
Cần Kiệm có cây đa tuổi khoảng 500 năm gần với cổng làng (cổng đã mất). Tạo nên giá trị cảnh quan đẹp.
 
 
Các thôn làng bao quanh sông Tích, nhìn xuống dòng sông uốn lượn và cánh đồng dưới chân gò đồi tạo bản sắc cảnh quan riêng của vùng đất Hà Tây cũ.
Cần Kiệm cũng có nhiều quán thờ, có tính chất tương đồng với quán thờ ở xã Hương Ngải (Thạch Thất) nhưng quy mô nhỏ hơn, không còn kiến trúc gốc.
Các phong tục, tập quán cũ (tục ăn trầu) còn lưu lại ở Cần Kiệm cũng chứng tỏ các giá trị tập tục văn hóa truyền thống còn đậm nét.
Đây là làng cổ rất tiêu biểu cho văn hóa xứ Đoài, đại diện hình mẫu cư trú vùng gò đồi Hà Tây cũ, có nét tương đồng trong cấu trúc của các làng cổ ở Đường Lâm, rất cần được nghiên cứu đánh giá, bảo tồn và phát triển du lịch.
PGS.TS. Phạm Hùng Cường
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332