Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cần Kiệm (Hà Nội) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG CẦN KIỆM

Vị trí

Lập quy hoạch xây dựng xã với quy mô 642,45 ha nằm địa giới hành chính xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.  Phía Đông : Giáp xã Thạch Xá và xã Bình Phú.
- Phía Tây : Giáp xã Tân Xã và xã Hạ Bằng.
- Phía Nam : Giáp xã Đồng Trúc và huyện Quốc Oai.

- Phía Bắc : Giáp xã Bình Yên, xã Kim Quan và xã Chàng Sơn.

Lịch sử phát triển
Cần Kiệm là một địa danh có lịch sử phát triển lâu đời trong huyện Thạch Thất là một vùng đất với nhiều di tích lịch sử lâu đời được đánh giá cao và thường được gọi trong dân gian với tên “xứ Đoài” như nhắc đến một vùng đất chứng kiến quá trình hình thành và phát triển của văn minh người Việt cổ. Nơi đây là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng, thuộc bậc thềm phía tây Hà Nội nên có lịch sử dân cư và tổ chức hành chính từ rất sớm. trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi về địa giới hành chính, thì tên huyện cũng thay đổi nhiều lần. Theo một số học giả, cách đây hàng nghìn năm, địa phận phía tây huyện Thạch Thất là những đồi gò, núi thấp, là nơi cư trú của các cộng đồng bộ lạc người Việt cổ vào thế kỷ Hùng Vương – nơi đóng đô của các vua hùng. 
Xã Cần kiệm nằm ở ven con sông Tích uốn lượn ở ven phía Tây làng với địa thế gò đồi thấp có độ cao thoải dần từ phía Đông sang Tây. Lịch sử phát triển của xã Cần Kiệm cũng nằm trong tiến trình phát triển lịch sử của vùng đất Thạch Thất. Đến thời Hán, địa phận trong sông Tích là những cộng đồng dân cư đông đúc thuộc phía Nam đất huyện Mê Linh - quận Giao Chỉ. Địa phận ngoài sông Tích cổ xưa là những vùng sình lầy, trên những gò đất cao đã hình thành nên những cộng đồng dân cư sinh sống và thuộc Câu Lậu - quận Giao Chỉ. Nhiều học giả có những đánh giá khác nhau; đến năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) tên huyện gọi là Thạch Thất. 
Trước Cách mạng Tháng 8/1945 huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai - tỉnh Sơn Tây, năm 1948 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận…huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 21/4/1965 hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành một đơn vị hành chính là tỉnh Hà Tây (cũ), Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 21/12/1975 hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29/12/1978 cắt huyện Thạch Thất sát nhập vào thành phố Hà Nội. Ngày 12/08/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây (cũ) và Hoà Bình, chuyển huyện Thạch Thất từ Hà Nội về tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2008, xã Cần Kiệm là một trong 23 xã và thị trấn của tỉnh Hà Tây sáp nhập về thành phố Hà Nội, thuộc địa giới hành chính huyện Thạch Thất hiện nay là một trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội. 
Cơ cấu làng, xã, thôn
Toàn xã nằm trên một khu vực bán sơn địa địa hình đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam về phía sông Tích. Trên địa bàn xã có một số ao hồ, ruộng trũng. Diện tích chủ yếu là đất ruộng nằm ở các thung lũng, ven đồi núi thấp. Sông Tích chảy qua địa bàn và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Đặc điểm địa hình của Cần Kiệm mang lại cảnh quan bình dị đẹp đẽ và đặc trưng nông thôn chưa bị tác động của đô thị hóa. 
Trước đây xã Cần Kiệm có 3 thôn chính là Phú Đa ở khu vực trục đường trọng tâm kết nối xã Cần Kiệm và xã Thạch Xá bên cạnh, thôn Phú Lễ bám sát con sông Tích và thôn Yên Lạc ở phía Bắc trên một khu vực có địa hình cao. Xã thôn trong xã nằm rải rác trong địa bàn xã và bám sát con sông Tích uốn lượn quanh làng như một yếu tố cảnh quan và tâm linh chủ đạo. Trong cơ cấu hiện nay xã Cần Kiệm có 6 thôn được tách ra từ 3 thôn chính ở trên thành: Phú Đa 1; Phú Đa 2; Phú Lễ; Yên Lạc 1; Yên Lạc 2; Yên Lạc 3 với tổng dân số xã: 8.473 người. Tổng số hộ: 2.079 hộ. Các thôn được kết nối với nhau bởi các tuyến đường chính xuyên qua trung tâm các thôn và kết nối với các xã lân cận. Do có con sông lọt sâu vào ranh giới các làng nên việc kết nối giao thông còn thông qua một số cây cầu như cầu Láng Cát, cầu Vàng. 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332