Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Đông Hồ (Bắc Ninh) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG ĐÔNG HỒ

Lễ hội
Hồi làng Đông Khê (Đồng Hồ) diễn ra vào tháng 3 Âm lịch hàng năm. Từ đầu tháng 3, người dân làng Đông Hồ bắt đầu làm những sản phẩm vàng mã để trưng bày tại lễ hội. Lễ hội của làng thường được tổ chức trong ba ngày 14, 15 và 16 tháng Ba âm lịch. Chuẩn bị cho lễ hội, mỗi dòng họ được phân công làm một vật phẩm. Quá trình làm vật phẩm là dịp để các dòng họ quây quần bên nhau, chia sẻ với nhau những điều thường nhật trong cuộc sống đến công việc làm ăn, buôn bán.
Một nghi lễ tại đình làng Đông Hồ
Trong nhà của những người dân của làng tranh dân gian bây giờ đầy đủ các nguyên liệu làm mã, từ giấy bìa, giấy màu, phẩm, hồ đến các khung hình bằng tre, nứa để làm ra các loại vàng mã theo yêu cầu. Họ quan niệm, quanh năm làm vàng mã cho khách, vậy những ngày lễ hội của làng càng cần làm những vật phẩm đẹp để tạo sự may mắn. Nhờ sự đầu tư công sức lẫn tinh thần của người dân làng tranh, những vật phẩm được đem trưng bày tại lễ hội luôn hài hòa, đẹp mắt. Trong đình, có khá nhiều đồ vàng mã, từ những vật phẩm được làm rất tinh xảo như cây vàng, cây bạc đến các đồ vàng mã thông dụng để cúng lễ, những đồ mã có kích cỡ “khủng” như con ngựa và chiếc thuyền thường được đặt ở vị trí dễ quan sát.
Con ngựa mã trưng bày trong hội làng
Những năm trước Cách mạng tháng Tám, làng tranh Đông Hồ quanh năm tấp nập, trong làng có tới 17 dòng họ cùng nhau làm tranh. Thông thường, từ tháng giêng đến rằm tháng bảy âm lịch, cả làng làm vàng mã. Từ tháng 8 đến hết tháng 12 âm lịch, cả làng lại chuyển sang làm tranh bán Tết. Nhưng nay do nhu cầu đời sống, hơn 90% hộ dân làng Hồ chuyển sang làm đồ vàng mã, còn nghề làm tranh dân gian cứ ít dần.
"Khi ấy, vui nhất là tháng 12 âm lịch, bởi trong tháng có 6 phiên chợ đặc biệt, đó là phiên chợ tranh. Phiên đầu tiên mở vào ngày mùng 1, sau đó cứ cách 6 ngày lại mở một phiên, đó là vào ngày 6, 11, 16, 21, 26 tháng Chạp, người dân khắp nơi đổ về chợ tranh để mua tranh, rồi lại đổ đi các ngả bán cho người dân mua chơi Tết. Không khí trong làng lúc nào cũng nhộn nhịp, rộn ràng, người mua, kẻ bán tấp nập" - nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế nhớ lại.
Bà Nguyễn Thị Oanh, nữ nghệ nhân đầu tiên của làng tranh Đông Hồ cho biết: Trước đây, vào dịp lễ hội người dân thường mang một số bức tranh truyền thống như: Đàn gà, Đàn lợn, vinh hoa phú quý… để treo tại đình. Tuy nhiên, những năm gần đây lễ hội phát triển nên đình làng trở nên chật chội hơn, trong khi người dân đến đây chủ yếu làm lễ nên không treo tranh nữa.
“Những ngày lễ hội, du khách tới đây muốn xem tranh Đông Hồ thì có thể đến nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, nhà tôi hoặc một số gia đình khác nữa để tham quan”- nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh cho biết.
Âm thực, sản vật đặc thù
Ghé thăm Làng tranh Đông Hồ, du khách có dịp thưởng thức những món ngon nổi tiếng của xứ quan họ Bắc Ninh!. Bánh tro Đình Tổ, Cháo cá, bánh tẻ, bánh khúc… Đặc biệt là đặc sản gà Hồ tại ngay chính thị trấn Hồ.
 
                                                               Bánh tro là một loại đặc sản vô cùng hấp dẫn                                   Cháo cá
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332