Lễ hội đền Thái Vi
Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân với nước.
Lế hội đền Thái Vi
Về ẩm thực
Thị dê núi
Mảnh đất Văn Lâm có lợi thế nhiều núi đá vôi từ bao đời nay người dân đã nuôi dê để phát triển kinh tế. Dê sống trên núi, ăn nhiều loại cây, cỏ tự nhiên, thịt dê thơm mùi thảo dược và đậm đà hương vị núi đá.
Cơm cháy
Cơm cháy Văn Lâm có màu vàng nhạt của gạo chiên giòn, khi ăn có vị thơm ngon của hạt gạo, vị ngậy của ruốc, bùi béo mà không ngán, thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Các phong tục tập quán tiêu biểu
Lễ hội lớn nhất ở làng Văn Lâm là lễ hội đền Thái Vi được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch.
Đánh giá chung tiềm năng khai thác Di sản vật thể và phi vật thể trong du lịch
Nhìn chung qua khảo sát tổng hợp hiện trạng về quy hoạch phát triển làng di sản văn hóa – lịch sử của Văn Lâm, nhóm nghiên cứu có một số đánh giá sơ bộ sau:
Về vị trí và đặc điểm tự nhiên: Văn Lâm vó vị trí thuận lợi có tuyến DT491C chạy qua trung tâm làng nối từ QL1A vào. Văn Lâm có hệ thống danh lam thắng cảnh sông núi phong phú, nằm trong khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, đây là đặc điểm quan trọng đã và đang phát triển du lịch của xã.
Làng nghề thêu ren Văn Lâm - Ninh Hải nằm trên địa bàn có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị. Trong số các tài nguyên này, một số đã được đưa vào khai thác phục vụ du lịch như: Hang động Tam Cốc, chùa Bích Động, làng Việt cổ - Cố Viên Lầu, vườn Chim Thung Nham, Khu du lịch Thạch Bích - Thung Nắng… Các tài nguyên du lịch khác nhau quần tụ thành một khu vực sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch phát triển du lịch làng nghề tại Văn Lâm. Hơn thế, khi các điểm du lịch này được khai thác đồng bộ sẽ gắn kết các giá trị văn hoá - tự nhiên, tạo điểm nhấn cho du lịch Ninh Bình
Về di sản văn hóa và lịch sử: với bề dày lịch sử phong phú, mảnh đất Văn Lâm hiện vẫn đang lưu giữ nhiều vốn quý về di sản vật thể đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử từ thời vua Đinh, vua Lê. Ngoài ra còn có các di tích tôn giáo như đình, chùa, quán, miếu, nhà thờ họ và nhà ở truyền thống cũng là một tiềm năng lớn để tích hợp vào các sản phẩm và tuyến du lịch.
Về di sản phi vật thể: Văn Lâm có vốn quý là lễ hội Đền Thái Vi. Lễ hội thường được diễn ra từ ngày 14/3 đến hết ngày 16/3 Âm lịch, chính hội là ngày rằm tháng ba, cứ 3 năm một lần, nhân dân trong vùng lại tổ chức hội lớn (hội tổng). Bên cạnh đó, Văm Lâm có làng nghề thêu ren truyền thống đây là đặc điểm quan trọng trong phát triển du lịch làng nghề thôn Văn Lâm.
Với những chuỗi giá trị phong phú về nhiều mặt mà Văn Lâm đã tích lũy trong nhiều thế kỷ và cùng với sự thuận lợi về vị trí địa lý thì Văn Lâm đang và sẽ có thể phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch của mình. Một trong những điều kiện quan trọng nhất là có định hướng phù hợp với mong muốn của người dân mà không làm phá vỡ bản sắc vốn có của làng.
DI SẢN LÀNG VIỆT
Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com
Mobile: 0913542332