Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Nôm (Hưng Yên) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG NÔM

 

 

Nghề truyền thống 

Nghề đúc đồng Sản phẩm của làng nghề trước đây là chuông, đỉnh, tượng, nồi, linh và cả tiền đồng,... Ngày nay, sản phẩm của làng nghề vẫn chủ yếu là bộ đồ thờ Tam sự, Ngũ sự, Chuông, Đỉnh, Hạc,... ở đây còn đúc phôi và gia công nhiều chi tiết đồng dùng cho công nghiệp chế tạo máy móc. Kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công từ khâu làm khuôn, sấy khuôn, đúc, rót. Một số khâu đã sử dụng thiết bị cơ khí như khoan, tiện, đánh bóng. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình. Mỗi hộ là một đơn vị sản xuất độc lập chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cứ 2 đến 4 hộ chung nhau xây 1 lò nấu đồng để sử dụng luân phiên. Khách tiêu thụ chủ yếu của làng nghề là các đại lý ở Hà Nội, sản phẩm phục vụ nhiều nơi trong cả nước, trong đó 80% số sản phẩm là hàng thuộc loại “bình dân“ cả về hình thức mẫu mã và giá cả.

Quy mô sản xuất hiện tại khoảng 200 lao động, sản lượng của làng nghề có thể đạt 120 tấn/năm, doanh thu từ 4,5 - 5,0 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người làm nghề đạt 300.000 - 350.000 đồng/người/tháng.

Lễ hội

Hội làng:

Chính hội làng Nôm diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hàng năm nhưng từ ngày mồng 10 và 11 thì các hoạt động tiền lễ hội đã hết sức nhộn nhịp. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người dân làng. Người làng kể rằng 8 giờ sáng ngày 10, bắt đầu diễn ra lễ rước nước phục vụ lễ bao sái. Đoàn rước gồm 1 cụ ông cao tuổi, 3 thanh niên khỏe mạnh chưa có vợ và các cụ cao niên trong làng đảm nhận. Vị trí của đoàn rước theo trình tự cụ ông đi trước cầm trống bỏi gõ từng hồi nhịp, lần lượt theo sau là 1 thanh niên đội lễ, 2 thanh niên khênh chóe và các cụ cao niên trong làng đi sau. Lộ trình rước nước xuất phát từ Đình Tam Giang qua con đường làng uốn khúc quanh co trải dài theo ven hồ qua chiếc cổng hơn trăm năm tuổi, rồi tiếp tục qua cây Cầu Đá 9 nhịp đầu rồng được đã ví von qua câu ca dao “Đồng nát thì về Cầu Nôm”. Đến Chùa Nôm, các cụ cao niên xin nhà chùa lấy nước ở giếng trong đựng vào chóe, hành trình trở về làng thứ tự đoàn rước vẫn như vậy. Nước mang về được đun lên và hòa với thuốc thơm.

Điều đặc biệt trong nghi thức bao sái các vị thánh đó là chỉ có các cụ cao niên mới được thực hiện. Khi tắm cho các vị thánh, phải dùng khăn mới, mềm, mịn nhúng vào nước thơm rồi lau thật nhẹ nhàng. Theo các cụ cao niên, lễ bao sái nhằm mục đích rửa sạch bụi trần năm trước để chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho việc khao quân, chuẩn bị ra trận trong năm mới của Đức Thánh Tam Giang. Cũng chính trong buổi chiều này, các cụ ông trong làng sẽ làm lễ tế yết với nhiều nghi thức khác nhau.  Sáng ngày 11 tại sân đình làng, chính quyền và người dân làng Nôm chuẩn bị kiệu long đình, kiệu bát cống, lộ bộ bát bửu, cờ, kiếm, tàn, lọng, các dụng cụ khác cùng với lễ hương hoa quả để phục vụ lễ rước Thánh ra chùa.

Vào ngày chính hội, đúng 8 giờ sáng ngày 12, tại hội trường ngôi đình, có đại diện cấp ủy - chính quyền xã Đại Đồng, làng Nôm; đông đủ các cụ cao niên, người dân, các dòng họ trong làng, người làng Nôm xa quê, cùng nhiều du khách trong và ngoài nước đến dự. Sau khi, trưởng làng đọc diễn văn khai mạc lễ hội xong, tiếng trống vang vọng, các cụ cao niên vào lễ Thánh, sau đó là đại biểu các cấp chính quyền, các cụ vọng lão, các dòng họ trong làng rồi lần lượt các vị khách vào dâng hương. Điểm khác biệt ở làng Nôm đó là các cụ vọng lão trình làng là phải đúng 55 tuổi trong khi đó ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là ở độ tuổi 50, văn hóa dòng tộc ở làng Nôm gắn rất liền và khăng khít với lễ hội làng.

Hoạt động dâng bát hương thờ và rước Thánh Tam Giangvề đình làng  

Âm thực, sản vật đặc thù

Trong làng có nghề làm tương đặc biệt lấy nước từ giếng làng, hiện nay không còn duy trì nghề cũ. 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332