GIỚI THIỆU CHUNG
Vị trí
Làng Gia Phúc thuộc địa giới hành chính xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vị trí:
− Phía Bắc giáp thôn Gia Khánh
− Phía Đông và Nam giáp đồng ruộng.
− Phía Tây giáp sông Nhuệ
Địa giới hành chính của xã Nguyễn Trãi:
- Phía Tây giáp các xã Tân Minh và Tiền Phong
- Phía Nam giáp xã Dũng Tiến
- Phía Đông giáp xã Quất Động
- Phía Bắc giáp các xã Văn Phúc va Hà Hồi
Lịch sử phát triển làng
Theo truyền miệng, làng Gia Phúc là làng cổ. Ngôi chùa Đậu cổ nhất trong làng có lịch sử hơn 2000 năm. Ngôi làng nằm bên bờ sông Nhuệ chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử trải dài qua hơn 2 thiên niên kỷ
Theo phỏng vấn cụ từ, trước kia Gia Phúc và Gia Khánh là 1 làng, sau này do sự phát triển dân số nên tách thành 2 làng nằm cận kề nhau.
Cơ cấu làng, xã, thôn
Xã Nguyễn Trãi gồm 8 thôn: Lộc Dư, Hòe Thị, Mai Sao, Mễ Sơn, Đình Tổ, Gia Khánh, Gia Phúc, Vĩnh Mộ và 1 xóm: xóm Bến
Xã có 05 di tích được công nhận, trong đó có 03 di tích cấp Quốc gia (Chùa Đậu được công nhận năm 1964, đình làng Đình Tổ được công nhận năm 2008, đình làng Gia Khánh được công nhận năm 2015) và 02 di tích cấp tỉnh, thành phố (chùa Vĩnh Mộ, đền làng Vĩnh Mộ được công nhận năm 2003)
Danh nhân có Dương Trực Nguyên đỗ tiến sũ năm 1940; Dương Hạng đỗ tiến sỹ năm 1532, Lê Kinh đỗ tiễn sỹ năm 1544; đồng chí Vũ Kỳ - thư ký chủ tịch Hồ Chí Minh
Làng Gia Phúc là ngôi làng nằm dọc theo sông Nhuệ với cấu trúc đặc trưng làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ với hệ thống đường làng hình xương cá, trục chính chạy xuyên suốt từ đầu đến cuối làng. Làng có đầy đủ các công trình công cộng của làng Việt truyền thống như chùa, đình, miếu, giếng làng vẫn còn được lưu giữ. Bao xung quanh làng là đồng ruộng. Trải qua hơn hai thiên niên kỷ, cấu trúc của ngôi làng vẫn còn gần như nguyên vẹn.
DI SẢN LÀNG VIỆT
Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com
Mobile: 0913542332