Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Đông Giao (Hải Dương) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG ĐÔNG GIAO

Lịch sử phát triển nghề truyền thống
Nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao ra đời khoảng thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX, trong giai đoạn này những thợ giỏi được triệu vào Huế để phục vụ xây dựng Kinh thành, dưới bàn tay khóe léo của người Đông Giao đã lưu lại nhiều công trình nơi đây.
Thợ Đông Giao chuyên làm các đồ thờ và trang trí nội thất như ngai, ỷ, cửa võng, hương án, tủ, tạng, tràng kỷ, tượng gỗ....Thợ ở đây chỉ làm phần mộc, việc sơn, khảm, thiếp thì lại do làng nghề khác đảm nhiệm.

 

Qua hai cuộc chiến tranh nghề chạm khắc ở Đông Giao có mai một đến năm 1983, nghề được phục hồi và phát triển, có tới 97% số hộ tham gia nghề mộc. Từ năm 1993 ở Đông Giao đã hình thành cơ sở dịch vụ thương mại đầu tiên của gia đình ông Vũ Xuân Cửu. Tuy rằng “vạn sự khởi đầu nan” song nó đã mở đường cho sự phát triển mới của Đông Giao. Đối với thị trường trong nước, sản phẩm của  Đông Giao được tiêu thụ ở khắp 3 miền.

Các loại sản phẩm truyền thống:

+ Sản phẩm đồ thờ: Theo chủ đề tứ linh: Long, ly, quy, phượng;

Và chủ đề tứ quý: Tùng, cúc, trúc, mai hoặc trích các tích trong kinh Phật hay truyện cổ.

Ngoài ra còn có sản phẩm bàn thờ, nghi môn, hoành phi, câu đối

Các loại sản phẩm kế thừa, mới

+ Đồ gia dụng: bàn ghế, giường tủ…

+ Đồ thờ cúng: ngai ỷ, hương án, bát bửu

+ Đồ nội thất: tủ chùa, sa lông, gạt tàn thuốc lá, con giống trang trí

Chạm khắc cho các công trình kiến trúc trên cả nước

Nghệ nhân Ưu tú Vũ Văn Điệp đang thổi hồn vào gỗ

Quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thống:

Bước 1: Chọn mẫu gỗ: gỗ phải bền chắc, ít cong vênh, nứt rạn, không mọt, khó mối, dẻo mịn, dễ chạm và đánh bóng

Bước 2: Sơ chế gỗ: sẻ, cắt, đẽo, bào…tạo dáng đúng quy cách

Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm: Vẽ mẫu trên giấy bản, in vào gỗ rồi bắt đầu chạm khắc

Quy trình sản xuất hiện nay vẫn cần trải qua các bước cơ bản trên, xong người thợ Đông Giao đã áp dụng phương tiện máy móc và khoa học kỹ thuật vào hỗ trợ cho sản xuất. Như dùng cưa đĩa thay cho cưa tay ngày xưa,  máy khắc CNC bằng phần mềm ứng dụng thay cho bản in trên giấy, dụng cụ đánh bóng, gọt, đục cũng được thay thế từ làm thủ công sang chạy bằng điện.

Việc ứng dụng máy móc vào sản xuất giúp cải thiện năng suất lao động đáng kể, tuy nhiên sản phẩm vẫn tinh xảo và giữ được cái hồn như cách làm truyền thống.

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332