Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cần Kiệm (Hà Nội) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG CẦN KIỆM

 
Tục ăn trầu
Thôn Phú Lễ ở Cần Kiệm nổi tiếng với tục ăn trầu đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Ở Phú Lễ, bất kỳ chỗ nào từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ đi làm đồng, quán nước hay tụ tập nói chuyện sân đình làng người ta cũng có đĩa trầu bình vôi. Người con xa quê đi làm ăn cũng chỉ nhớ miếng trầu đỏ thắm quê hương. Người Phú Lễ, ai cũng bảo: “Về Phú Lễ trầu cau lúc nào cũng sẵn”, mời nhau quả cau nho nhỏ nhưng mừng và quý nhau lắm. Kể cả trẻ con trong làng quết một ít vôi lên lá trầu rồi cho miếng cau vào giữa cuốn lại rồi cho vào miệng ăn ngon lành. Ăn miếng trầu Phú Lễ, cay cay nồng nồng, say say nhưng ngọt mặn mà của lòng hiếu khách và truyền thống quý báu vẫn còn được lưu giữ qua bao đời ở nơi đây.
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, ăn trầu vừa thơm miệng, đỏ môi, chắc răng, vừa say say rất khó tả. Có khách đến chơi, chủ - khách cùng nhau ăn trầu, uống nước trà xanh câu chuyện sẽ thêm thân tình. Cũng bởi vậy mà đám cưới, đám ma ở Phú Lễ không khói thuốc lá, nhưng phải có trầu cau. Người thôn Phú Lễ nhà nào có con gái còn có tục thách cưới 1000 quả cau cho con rể thì mới gả cưới. 
Về tục lệ ăn trầu cau đặc biệt này, ông trưởng thôn Phú Lễ cho hay: “Nếu như ở nhiều vùng người ăn trầu thường têm cánh phượng, đựng trong cơi son, thếp vàng đẹp mắt và sang trọng thì người Phú Lễ lại có cách thưởng thức trầu rất bình dị: trầu têm kiểu cuộn tròn hình kén, hay đơn giản là quả cau bổ miếng và lá trầu vàng quyệt vôi để sẵn ở đĩa. Ai ăn bao nhiêu thì tự cuốn lại”. Không chỉ ăn trầu bởi ngon miệng, trầu cau còn gắn bó và gửi gắm nhiều ý nghĩa của người dân trong làng. Cụ Nguyễn Thị Hạt chia sẻ: “Theo truyền thống xưa của làng, vào mỗi mùa khoa cử, những ai trong làng đỗ đạt cao sẽ được dân làng dâng cho miếng cau trầu têm thơm ngon nhất, chọn lọc kỹ nhất. Ngày nay, tuy lối sống có nhiều thay đổi nhưng tục ăn trầu vẫn được người dân Phú Lễ tôn trọng và gìn giữ thành một nét văn hóa đặc trưng tự hào của địa phương. 
   
Tục ăn trầu ở thôn Phú Lễ
 
Nghề truyền thống 
Cần Kiệm có một số nghề truyền thống như nghề mộc, mây tre đan, chế biến lương thực, thực phẩm, chủ yếu là của các hộ gia đình nên nhìn chung quy mô còn nhỏ bé. Nghề nông vẫn là nghề truyền thống, chiếm tỉ trọng lao động lớn trong làng. Nghề nông đảm bảo lương thực cho cư dân. Thời gian nông nhàn sẽ là thời gian người dân làm các nghề phụ khác. 
Cần Kiệm là một xã thuần nông, tốc độ phát triển của cây lúa và ngành chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng. Các nông sản hàng hóa chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Các ngành CN-TTCN, TMDV quy mô nhỏ, giá trị chưa cao. Hiện nay, nghề chế biến gỗ đang là nghề phụ phát triển của xã nhưng mang tính chất tạm thời vì không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nghề mây tre đan được đánh giá là nghề phụ rất quan trọng tạo ra thu nhập bổ sung của nhiều hộ gia đình trong thời gian nông nhàn, nhưng chủ yếu vẫn mang tính gia công cho tư nhân, đầu ra cho sản phẩm không ổn định.
 
Lễ hội
Hội làng
Cần Kiệm có các ngày hội đình các thôn vào những ngày đầu xuân Tết Âm lịch. Thôn Yên Lạc tổ chức ngày 9/1 Âm lịch tưởng niệm vị tướng thời Lê. Phần lễ thường có tế lễ, dâng hương hoa, rước kiệu. Phần hội thường có các hoạt động vật và đu. Hội đình Phú Lễ tổ chức ngày 12/1 Âm lịch hàng năm tưởng niệm Trụ Quốc Công thời nhà Mạc với phần tế lễ thủ lợn, hoa quả và phần hội có hoạt động thi cờ tướng, rước kiệu. Hội đình thôn Phú Đa tôt chức vào ngày 15/1 Âm lịch tưởng niệm Thống chế Hoằng nghị tướng quân (vị tướng người Trung Quốc). Hoạt đội hội có tế lễ thủ lợn, rước kiệu và hoa quả. Phần hội có hoạt động có đu, vật và thi cầu lông. 
Lễ hạ điền, thượng điền
Cứ đến mồng 4 tháng giêng hàng năm, không kể ngày tốt hay xấu, các quan viên tráng lão, trương tuần...tập trung tại Đình làm lễ động thổ. 
Lễ Hội Phật đản
Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Campuchia,... Tại Việt Nam, ngày này không phải là ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.
Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng. Kỷ niệm Vesākha cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người
Lễ Vu Lan
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, "cúng thí thực" (tặng thức ăn).
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm tức đồ mã làm bằng giấy có tính tượng trưng nhưng hình dạng giống như đồ thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần. Những đồ lễ đó thường được làm tại các cơ sở sản xuất 
Ẩm thực, sản vật đặc thù
Cần Kiệm có một số món ăn của địa phương là rau sắn nấu với tép, ốc nấu chuối đậu.
 

 

 
 
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332