Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Cổ Am (Hải Phòng) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG CỔ AM

 
Vị trí
Cổ Am là một làng thuần nông, nằm ở phía Đông Nam huyện Vĩnh Bảo, cách trung tâm Huyện 10 km.
- Phía Bắc giáp xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo
- Phía Nam giáp sông Hóa
- Phía Đông giáp xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Bảo
- Phía Tây giáp xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo

 
Lịch sử phát triển
Làng Cổ Am từ xưa đến nay được nhiều người trong vùng biết đến. Theo truyền sử thì vùng đất ven sông biển phía Đông nam huyện Vĩnh Bảo, thời xa xưa ấy đầy sú vẹt hoang vu có tên chung là Úm Mạt; những năm đầu công nguyên đã có dân cư làm ăn sinh sống.
Theo các nhà nghiên cứu địa lý, lịch sử và dân tộc học thì người gốc Cổ Am là nghĩa quân của Hai Bà Trưng bị Mã Viện bắt làm tù binh rồi đưa xuống miền ven biển khai khẩn đất hoang, làm muối. Trước năm 1813, xã Cổ Am thuộc tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương. Năm 1838, huyện Vĩnh Lại đổi thành huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Trước 1945 có 4 thôn: Thượng, Tràng, Hòa, Phần. Sau năm 1945 đổi thành 5 thôn: Quốc Tuấn, Lê Lợi, Minh Khai, Gia Cát và Thuận Hòa.
Theo gia phả của các dòng họ thì thôn Gia Cát, thôn Thuận Hòa ngày nay có người đến ở trước, tiếp đến là rừng Mét thôn Lê Lợi, Minh Khai bây giờ, thôn Quốc Tuấn có dòng họ đến sau cũng ngót 400 năm.
Ngay từ thủa ban đầu ai khai phá, người ấy được sở hữu như bãi họ (họ Trần), bãi Làng là của Làng. Nhiều địa danh có tên gọi riêng như: “Xóm Cõi Ba” trước là ngã ba đường, nay là ngã tư có chợ nhỏ họp cả ngày, thuộc thôn Minh Khai; “Xóm Cõi Hùng” giữa làng Cổ Am, thuộc thôn Quốc Tuấn; “Xóm Lũy” thông Thuận Hòa; “Xóm Mây” thôn Lê Lợi. Ruộng đất cũng có tên như gợi lại một quá khứ như vườn Cánh Dinh (họ Trần), Đầm Đuối. Chín khu mồ mả của cả làng qua một ngàn năm cũng có tên gọi như Đường Mọc, Đường Rùa, Đường Chữ Vương, Đường Quang Tiên, Mả Chiềng, Mả Đỏ, Đồng Ách, Cánh Miễu, Gò Thủy Phá. Chín khu mồ mả của một ngàn năm, năm 1971 - 1972 đã dồn vào một khu Mả Đỏ cũ, nay gọi là Nghĩa trang nhân dân.
Làng Cổ Am xưa nổi tiếng là một làng có truyền thống văn hiến - văn vật. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược ở thế kỷ 20 là một xã “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Truyền thống học hành xuất hiện nhiều tài năng, thời nho học đã có câu “Đông Cổ Am - Nam Hành Thiện” nổi tiếng một vùng. Cổ Am có dòng họ về lập nghiệp từ cuối thế kỷ thứ X. Trải qua hơn một ngàn năm xây dựng và đấu tranh, theo dòng thời gian và lịch sử của dân tộc, sự biến đổi của xã hội đã vun đắp giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Thế kỷ thứ XX với hai cuộc kháng chiến kéo dài, bom đạn kẻ thù làm cho cơ sở hạ tầng bị tàn phá, xuống cấp, hư hỏng, thất lạc.
 
Cơ cấu làng, xã, thôn
Xã (làng) Cổ Am hiện có 5 thôn: Gia Cát, Minh Khai, Thuận Hòa, Lê Lợi, Quốc Tuấn. Phân bố tập trung hình thành một khu dân cư lớn. Tổng diện tích đất toàn xã 337,4 ha, dân số 4000 người. Đất cư năm 2011 là 26,98 ha chiếm 8% diện tích tự nhiên. 
 
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332