Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Bảo Hà (Hải Phòng) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG BẢO HÀ

Bảo Hà được coi là đất nghề, vốn xưa kia, làng nổi tiếng với các nghề như sơn mài, điêu khắc, tạc tượng, ngải cứu, mây tre đan, dệt vai, dệt chiếu... tạo nên tiếng vang khắp xa gần biết tới. Trải qua thời gian, cùng sự thay đổi của cuộc sống công nghiệp, cho tới nay, các ngành nghề này vẫn còn nhưng không lớn mạnh như trước nữa. Chỉ còn hai ngành nghề tạc tượng sơn mài và dệt chiếu cho tới nay vẫn đang được duy trì và phát triển.
Nghề dệt chiếu cói
Không biết tự bao giờ nghề dệt chiếu đã có mặt trên đất nước ta đời, đời này truyền qua đời khác, từ nơi này truyền tới nơi khác. Làng Bao Hà cùng là một địa phương nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói.
Không ai biết chính xác nghề dệt chiếu cói ở Bảo Hà có từ thời nào, chỉ biết rằng nghề này ra đời sau nghề tạc tượng, sơn mài khá lâu. Đã từng có thời kỳ trước đây, nghề dệt chiếu cói phát triền rất mạnh trên vùng đất này. Nó gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây, ngoài nghề nông, giúp người dân tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Trước đây, thợ dệt chiếu chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và một số vùng lân cận. Từ khi HTX thủ công nghiệp Đồng Minh thành lập, nghề dệt chiếu cùng các nghề thủ công khác trong làng như được hồi sinh, bắt tay vào khôi phục nghề của cha ông dựa trên kinh nghiệm đã có từ trước đó, góp phần thay đối bộ mặt của làng xã. Điểm đặc biệt của chiếu cói Báo Hà là gần như chúng được làm thủ công 100%, đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm làm ra.
Quy trình sản xuất chiếu:
Để cho ra đời một thành phấm hoàn chỉnh, người thợ dệt chiếu phái thực hiện theo các bước sau:
- Sơ chế đay và cói; 
- Dệt;
- In hoa văn;
- Hấp chiếu.
 
 

Một số hình ảnh xưởng sản xuất chiếu HTX thủ công nghiệp Đồng Minh
(tại nhà nghệ nhân Tô Xuân Hiền- làng Bảo Hà)

Hiện nay, sán phẩm chiếu cói Bảo Hà đã được rất nhiều nơi biết tới và ưa chuộng. Mới đây nhất, nghệ nhân Tô Xuân Hiền cùng với những nghệ nhân khác đã tham gia Hội chợ nông sản miền Bắc và Hội chợ nông sản Hái Phòng, nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng các nơi.
Nghề tạc tượng Bảo Hà
Lịch sử hình thành và phát triển của nghề
Làng nghề tạc tượng Bảo Hà có hơn 700 năm lịch sử, ông tổ nghề của làng, người có công truyền dạy nghề cho dân làng Bào Hà, đó là Nguyễn Công Huệ. Theo truyền thuyết kể lại, vào đầu thế ký thứ XV, cậu bé Nguyễn Công Huệ ngay từ nhỏ đã có biệt tài tạo nên các con giống ngộ nghĩnh từ các vật có sẵn trong làng. Từ những gốc cây tre xù xì gai góc, cậu đèo hình rồng phượng; từ củ bắo cu chuối, gốc sắn, xơ mướp, gáo dừa...cậu uốn gọt thành ông Phật, ông Bụt. Tài hoa của Nguyền Công Huệ truyền khẳp chốn cùng quê. Khi giặc Minh sang đô hộ nước ta, chúng càn quét, đưa những thợ giỏi về Trung Hoa xa xôi xây dựng lăng tẩm, đền đài, trong đó Nguyễn Công Huệ. Trong nhiều năm phục vụ triều Minh, tay nghề chạm khắc của Nguyễn Công Huệ đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật, ngoài ra ông còn học thêm nghề sơn mài và ngải cứu. Sau 10 năm làm công khổ sai trên đất khách, Nguyễn Công Huệ trở về làng xưa, thấy cảnh quê hương đói nghèo sau bao năm chịu họa xâm lăng, ông đã mở lớp dạy nghe sơn mài, điêu khắc, dệt vải và ngải cứu (châm cứu bàng lá ngải) cho con cháu, dân làng. Để ghi nhớ công ơn của ông nên cho dù nghề điêu khắc, sơn mài đã có từ trước đó song người dân Bảo Hà vần lấy năm 1427 là năm Nguyền Công Huệ mở lớp truyền nghề là năm hình thành Làng nghề điêu khắc sơn mài.
Sau khi ông mất, ghi nhớ công ơn người đà khai sinh ra làng nghề, các phường thợ và dân làng trong trang đà tôn cụ Nguyền Công Huệ là Đức thánh sư Nguyễn Công tự Huệ (cụ tồ làng nghề sơn mài — tạc tượng Báo Hà ) và lập lầu thờ. Lầu thờ tổ sư được các học trò treo bức hành phi “Bách thế sư” tức là người thầy của trăm đời sau cùng đôi câu chữ Hán:
“Bắc học, do lưu hào kiệt khái
Nam truyền, công ngưỡng đấu sơn cao”
Nghĩa là:
“Học ờ phương Bắc, danh tiếng lưu truyền như một trang hào kiệt 
Truyền nghề ớ nước Nam, cùng được xem như sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn”.
Tiếp thu duy trì và phát huy những tinh hoa mà ông Tổ Nguyền Công Huệ để lại, hậu duệ của cụ chẳng phụ công thầy. Đầu thế kỷ XVII, phường thợ tạc tượng Bảo Hà đã có tiếng vang, nhiều nghệ nhân có bàn tay vàng nổi danh, như hai anh em nghệ nhân Tô Phú Vượng, Tô Phú Luật. Vua Lê Cảnh Hưng đã cho sứ giá về tận Bảo Hà tuyển chọn người, mời họ về kinh đô, trang trí cung điện, tạc ngai vàng. Kế tục sự nghiệp cha ông để lại, nhân dân Bảo Hà đời này qua đời khác vẫn gìn giữ và phát huy nghề sơn mài, tạc tượng. Đầu thế kỉ XX, phường thợ Hà Cầu như được tiếp thêm sức mạnh, số lượng thợ đông đảo cho ra đời nhiều tác phẩm, là những pho tượng, những bộ đòn bát cong gồm tám con rồng ghép lại, những bức hoành phi, câu đối, với những đường nét mang đậm tính nghệ thuật, được người đời ngợi ca. Theo các cụ ở làng Bảo Hà cho biết thì những tác phẩm ấy hiện nay còn thờ ở đền Kiếp Bạc, chùa Đông Cao (tinh Hái Dương), đền Đồng Bang, đền Vũ Hạ, chùa làng Phú Lương (tinh Thái Bình), đinh Hàng Kênh (thành phố Hải Phòng) và nhiều tác phẩm khác tại các đình, chùa thuộc châu thồ Bắc Bộ. Nhiều nghệ nhân tuy chưa được triều đình sắc phong nhưng tác phẩm cũng như tài năng của họ được người đời mến mộ như cụ Hoàng Bản, cụ Hoàng Lung, Cụ Đào Văn Nguyệt, cụ Bùi Văn Kinh...
Dưới triều Nguyễn và trong những năm thực dân Pháp đô hộ, nghề điêu khắc và sơn mài của Bảo Hà không được triều đình phong kiến quan tâm, nhưng các phường thợ vần được duy trì. Những người thợ tài hoa lại bôn ba khắp trong Nam, ngoài Bắc, vừa đề kiếm kế mưu sinh, vừa duy trì nghề truyền thống mà ông cha để lại. Các tác phẩm đó chắc chắn còn được lưu truyền tại nhiều tinh thành trên khắp cả nước. Ngày nay, khi nhắc đến Bảo Hà là nhắc đến nhừng “bàn tay khắc gỗ nên vàng”, nghề điêu khắc của Bảo Hà đã trở nên nồi tiếng khắp nơi và trở thành nghề cổ truyền độc đáo trên quê hương Vĩnh Bảo – Hải Phòng.
Nghệ thuật tạc tượng, làm sơn mài
• Nghệ thuật tạc tượng
Theo cụ Tổ làng nghề và các bậc nghệ nhân truyền lại thì nghệ thuật tạc tượng của Phường thợ tạc tượng Hà cầu thường tả thực, mang sắc thái riêng, rất sinh động và gần gũi với đời thực. Dó là tượng những cô tổ nữ mang dáng dấp cô gái quê, môi chúm chím trái đào, tóc buông dài, vạt áo cài lệch, cố ý lộ ra chiếc cổ cao. Tượng quan văn, quan võ trầm tư toan tính việc đời việc nước. Tượng tổ nghề Nguyền Công Huệ đày vẻ hỉ xả, thoát tục...
Công đoạn để tạc nên một pho tượng gồm nhừng bước sau:
- Cắt gỗ: tùy theo từng pho tượng mà tác giả định tạc, và đèo hết phần rác.
- Phác họa sơ qua bức tượng đế phân chia từng phần.
- Đục phác: gọi là đục phác nhưng đây là công đoạn rất quan trọng vì nếu đục không đúng bố cục sè lãng phí gỗ, hoặc nhiều khi phái bỏ đi.
- Đục từng chi tiết như chân, tay.
- Ra diện (đục mắt, mũi, miệng, tai).
- Gọt nhẵn tượng.
- Đóng bệ cho tượng.
Gỗ để tạc tượng thường là gỗ mít, một loại gồ có lõi màu vàng và rất thơm, lại chịu nhiệt tốt, phơi nắng không bị nứt. Hoành phi câu đối, nhang án thường sử dụng loại gỗ vàng tâm, loại gỗ này cũng có màu vàng, có độ ánh, là loại gỗ chịu nhiệt có thề đế hàng trăm năm cũng không bị nứt. Bới thế mà gồ vàng tâm được rất nhiều người ưa thích.
• Nghệ thuật làm sơn mài
Sau khi đã tạc tượng xong, bước tiếp theo để cho ra đời một tác phấm hoàn thiện đó là phàn làm sơn mài, với các công đoạn phai trải qua:
- Mài mộc -Gắn
- Bó
- Mài bó
- Hom -Sơn then
- Thép bạc hoặc thép vàng
- Son
- Tô diện
- Điểm nhãn (vẽ mắt, lông mi, lông mày, môi)
- Đóng tu (đóng râu với tượng Ngọc Hoàng, Đức ông, Nam Tào, Bắc Đẩu, tượng các quan văn, quan vò)
Ngả sơn: Khỗng chỉ đơn thuần là những nghệ nhân tạc tượng mà những nghệ nhân trong phường thợ tạc tượng Hà cầu cũng đồng thời là bậc thầy trong việc làm sơn mài với nghệ thuật ngả sơn cổ truyền độc đáo.
Trong việc ngả sơn, nghệ nhân Bảo Hà chia ra thành từng loại sơn riêng biệt:
- Sơn gắn: là loại sơn lấy từ mủ cây sơn ( cây sơn thường xuất hiện trên vùng núi Phú Thọ gọi là sơn ta ) pha với mùn cưa tạo thành.
- Sơn bó: cũng lấy từ mù cây sơn ta, sau đó nháo kĩ với đất, mùn cưa tạo thành sơn bó.
- Sơn cầm: loại sơn có màu cánh gián, nên có người gọi loại sơn này là sơn cánh gián. Sơn cầm có độ bóng hàng trăm năm nên thường được sừ dụng làm sơn phú hoặc thếp vàng, thếp bạc (được ngả từ sơn ta).
- Son: được chế từ sơn cầm, pha với bột đó cua Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Loại bột đỏ độc đáo pha cùng với sơn cầm màu cánh gián tạo nên màu đo lựu và rất bóng. Son tượng có thể đề hàng trăm năm nên trăm năm sau, tượng vẫn giữ được độ bóng và màu sắc ban đầu.
Theo truyền thống, nghệ nhân sẽ ngã đủ chín lần nước sơn cho tác phẩm cùa mình. Sau đó tùy theo từng nhân vật mà quét màu sơn cho phù hợp.
Nghề sơn mài, tạc tượng Bảo Hà thời kì hiện đại
Do tác động cua chiến tranh mà có thời gian nghe tạc tượng, sơn mài Bao Hà phải tạm gác lại, tập trung sức người sức của chi viện cho tiền tuyến, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, cùng với việc khôi phục đội múa rối cạn cổ truyền và các phường hát tuồng, hát chèo, hát ả đào..., nghề sơn mài tạc tượng của Báo Hà cùng được khôi phục và phát triển. Đầu năm 1965, nghề sơn mài Bảo Hà được tái lập. Đến năm 1968 hợp tác xã thủ công nghiệp Đồng Minh ra đời, ngoài sàn xuất các mặt hàng dệt chiểu, thêu ren, thổi thúy tinh, may mặc thì sản phấm sơn mài và khắc gồ là hai mặt hàns xuất khấu chính, chuyên làm các mặt hàng xuất khấu như: khay đựng nước, lọ hoa, album ảnh, bàn cờ châu Âu... Từ đây cuộc sống của những người chuyên làm sơn mài xuất khấu ờ Bảo Hà bắt đầu có sự khởi sắc. Đến năm 1970 nghề tạc tượng cũng được tái lập. Đặc biệt năm 1977, tác phẩm tượng “Phật bà nghìn mắt, nghìn tay” cùa cụ Đào Trọng Dạm dược chọ tham gia Liên hoan điêu khắc Quốc tế tại thành phố Lai Xích - Cộng hòa dân chú Đức. 
Năm 1986 cả nước bước vào thời kì đối mới, những người làm nghề tạc tượng sơn mài đã “phát huy tính tự chủ, dám nghĩ, dám làm” chuyển đồi sản xuất từ làm hàng xuất khấu sang nghề tạc tượng phục vụ tín ngưỡng. Ngoài ra còn làm các bức phù điêu theo yêu cầu của khách hàng. Từ đây phường thợ tạc tượng Bao Hà được tái lập, những người thợ xa quê trước đó nay cũng trở về, kết hợp cùng những người thợ ở quê hương mở mang lại nghề.

 
Tạc tượng phật và tạc tượng chân dung theo yêu cầu

Cùng với tạc tượng Phật phục vụ tâm linh, những người thợ tạc tượng làng Bảo Hà hôm nay còn tạc tượng theo yêu cầu của khách hàng như tượng truyền thần, tượng thần tài, tượng Nguyễn Binh Khiêm, chạm khắc tranh tứ quý, phù điêu, bàn ghế gồ có hỉnh thù mười hai con giáp... đề có thề đáp ứng với nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng thập phương.
Năm 2008, UBND thành phố Hải Phòng đà công nhận làng nghề khắc gỗ sơn mài Bảo Hà là làng nghề truyền thống, ghi nhận những đóng góp to lớn của cha ông, của lớp lớp nhừng người thợ tài hoa trước kia và ngày nay. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vẫn gìn giữ và phát triền được ngành nghề quý báu mà ông cha để lại. Đây đồng thời cũng là sự ghi nhận cho thương hiệu sản phẩm cùa làng nghề.

 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332