Lịch sử phát triển nghề truyền thống
Làng mỹ nghệ vàng bạc truyền thống Châu khê xuất phát từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê được vua giao trọng trách đúc bạc nén làm tiền tệ tại kinh thành Thăng long. Ông đã dành cho người làng đặc ân, lấy gia đinh ở làng lên mua đất ở phường Đông các, Đông thọ, tổng Hữu Trác, huyện Thọ xương lập xưởng đúc bạc nén nay là số nhà 58 phố Hàng Bạc, quận Hoàn kiếm Hà nội. Dân lên ngày một đông họ tổ chức thành phường giáp như ở quê và lập đình gọi là Châu Khê vọng sở cùng thờ thành hoàng làng và tổ nghề như ở quê. Dần dần, từ nghề đúc bạc, thợ Châu Khê đã tiến tới nghề làm đồ trang sức vàng bạc (xưa gọi là kim hoàn).
Ðến đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, nghề đúc bạc nén chuyển vào kinh đô Huế (Thuận Hoá). Nhưng phần lớn thợ Châu Khê vẫn ở lại Thăng Long (Hà Nội) làm nghề kim hoàn. Họ tập trung thành phường và xây dựng nên phố Hàng Bạc. Lúc này ở phố Hàng Bạc còn có cả thợ vàng Ðịnh Công và thợ bạc Ðồng Xâm (Thái Bình) tới làm nghề, nhưng đông nhất vẫn là thợ vàng bạc Châu Khê. Người ta sản xuất, buôn bán bạc, kể cả đổi bạc nén lấy bạc vụn làm nguyên liệu. Cho nên vào những năm đầu thế kỷ XX, phố này còn có tên tiếng Pháp: Rue des Changeus (phố đổi bạc).
Ngày nay, khi qua phố Hàng Bạc ở Thủ đô Hà Nội, bạn cần biết mấy địa điểm: số nhà 58-xưa là Tràng Ðúc bạc nén; số nhà 50 (trước là Ðình Thượng) và số 42 (là Ðình Hạ)-xưa là Ty Quan (cơ quan đại diện của Triều đình) thu nhận bạc nén thành phẩm. Người Châu Khê làm việc ở đây khá đông, tới mức đóng thuế đinh 300 suất (vào cuối thế kỷ XIX). Ngoài hai ngôi đình họ còn mua thêm đền Nội Miếu của phường thợ giầy Tam Lâm (phường Hài Tượng). Ðó là những nơi hội họp và thờ thành hoàng của họ (gọi tên chữ là "Châu Khê vọng sở").
Tuy vậy nghề của họ suốt bao năm qua biết bao thăng trầm…Chỉ từ ngày có đường lối đổi mới của Đảng (1986) làng nghề mới có điều kiện phát triển mạnh, đặc biệt sau nghị quyết 132/CP ngày 24/10/2000 của chính phủ khuyến khích phát triển nghề thủ công nông thôn, từ đây tên tuổi, vị thế của làng nghề được nâng lên, bạn hàng đối tác được giao lưu hỗ trợ.
Thợ kim hoàn Châu Khê dù sản xuất, chế tác làm khuôn mẫu hay mở cửa hàng, ở đâu họ đều có ý thức tích lũy phát huy kinh nghiệm của ông cha mà nỗ lực vươn lên tới đỉnh cao của nghề đến độ tinh xảo để tạo nên những sản phẩm hoàn hảo nhất làm đẹp cho đời và làm vừa lòng khách hàng.
Năm 2004, Châu Khê đã được UBND tỉnh Hải dương công nhận danh hiệu: "Làng nghề thủ công vàng bạc Châu Khê".
Đặc điểm nghề truyền thống
Nguyên liệu chính để chế tác nhũng sản phẩm về vàng bạc mỹ nghệ ở Châu Khê không nhiều về chủng loại, nhưng đều là các kim loại quí hiếm: Nguyên liệu chính là vàng, bạc, đá quí... Nó được khai thác từ các mỏ, rồi được tuyển chọn, phân kim đến độ chất lượng cao nhất khi đã trở thành hàng hóa, đấy cũng là nguyên liệu để sản xuất.
Các nguyên liệu phụ: Ở thuở sơ khai người ta dùng than hoạt, dầu ta... Còn dụng cụ là: Bàn kéo, nia, đe, nuột, ve, khuôn đúc, bàn trámxi, các loại rũa, nổi nấu, cân tiểu ly... Mộ t số dụng cụ nay đã được cải tiến như bễ đạp chân nay là bễ “điện khí hóa". Đến thời kỳ hiện đại thêm xăng, các dung dịch axít thích hợp ... tất cả mọi người thợ đều phải có một bộ và đều phải dùng những thứ như thế. Nghề kim hoàn là nghề thủ công phức tạp và tinh vi, đòi hỏi kỹ thuật cao, không dễ ai cũng làm được. Để làm nên sản phẩm có hồn, người thợ phải có bàn tay khéo léo và bộ óc thẩm mỹ, giầu trí tưởng tượng.
Kỹ thuật hiện đại đã dần thay thế giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, nhưng không làm mất đi vẻ độc đáo của sản phẩm từ bàn tay thủ công. Với những đặc trưng đó nên việc cải tiến kỹ thuật rất chậm. Đến nay làng nghề đã có chiều dài lịch sử 560 năm (1460-2019) vẫn thủ công với bán cơ khí, tiếp thu khoa học công nghệ mới chưa nhiều.
Người thợ nghề kim hoàn Châu Khê khi mới học nghề đều phải hiểu từ nguyên liệu bạc, phải học từ tuyển chọn nguyên liệu, rồi phải nấu bạc bằng bễ hơi đạp chân thổi lửa cho chay nguyên liệu, để có chất lượng, phải cho chì vào mà tuyển. Tuyển xong bạc để nguội, lấy phần bạc tốt phía trên, bỏ phần bạc xỉ đáy nổi. Tiếp đó lại cho bạc vào nồi đất nấu cùng ít hàn the, đun cho chảy lỏng, đổ vào khuôn đúc bạc gọi là “thão“ làm bằng sắt hình chữ nhật có chuôi gỗ để cầm mà đổ, nấu đổ bạc ra ngay để gia công cho đẹp . Sau khi có nguyên liệu, còn phải tìm cách tạo dáng, rồi tùy theo dáng kiểu mà theo qui trình chế tác đến hoàn thiện. Về qui trình qua tham khảo các nghệ nhân thợ giỏi của Châu Khê, được tóm tắt là:
- Đầu tiên người thợ chặt nguyên liệu kim loại cho vào nổi nấu băng đất nung.
- Dùng đèn xì bằng hơi xăng giữ lửa tới độ ngọn lửa cho đều, bằng kinh nghiệm tự thấy lúc nào cần mạnh lúc nào cần nhẹ. Khi nào kim loại chảy ra trong vắt là được.
- Ngay lập tức rót kim loại đang nóng chảy vào "thão (khuô n) thích hợp . Điều quan trọng là thão khi rót phải n ng, nếu thão nguội đổ kim loại nóng chảy vào có thể bị bản tung tóe ra xung quanh, coi như mẻ đổ là không đạt. Đổ xong để kim loại nguội trong thão ta được một thỏi đúc. Cần làm sạch thỏi đúc trước khi gia công.
- Sau khi có thỏi kim loại rồi ta bắt đầu quá trình chế tác sản phẩm cụ thể theo ý muốn: Có thể là cua, cắt, hàn, rèn...Khi tạo hình kim loại phải chịu lực lớn, bị biến dạng và thay đổi cấu trúc bên trong. Quá trình này phải thường xuyên ủ kim loại mỗi khi mức biến dạng tớ i 50%, nhằm khôi phục tính dẻo cho kim loại, tránh rạn nứt hay phá hủy.
- Qui trình ủ bao gồm nung nóng kim loại đến nhiệt độ ủ (nhiệt độ kho ảng từ 300 - 750° C tùy là vàng hay bạc) đây là nhiệt độ để các nguyên tử sắp xếp lại mạng tinh thể theo trật tự cao giúp kim loại dẻo hơn. Chỉ nên giữ nhiệt độ vừa phải, nếu cao quá tăng kích thướ c thì giảm độ dẻo. Tuy nhiên nhiệt đo quá thấp các tinh thể sẽ khô ng đạt được kích thước thích hợp. Mỗ i kim loại đều có nhiệt độ và thời gian ủ riêng, người thợ dùng mỏ hàn đố t để cấp nhiệt cho chi tiết và phải đảm bảo nhiệt độ, thời gian ủ chính xác.
- Trong khi gia công việc thay đối nhiệt độ đột ngột có thể làm biến dạng kim loại. Họ dùng nước sạch để làm nguội nhanh.
- Khi hợp kim được ủ sẽ có lớp oxy hó trên bề mặt kim loại, cũng còn có cả lớp dung dịch hàn.. làm giảm độ bóng bề mặt gây khó khăn khi hàn, để loại bỏ nó người ta dùng dung dịch axít để rửa. Dung dịch 20% axit sulfuric thường dùng để tẩy vàng bạc, sau đó nhúng kim loại trong dòng nước hoặc dung dịch kiềm để tây sạch axit rồi để khô .
- Chuẩn bị xong kim loại bắt đầu làm sản phẩm theo các kỹ thuật cơ bản của nghề kim hoàn như cán định hình, kéo dây, kết nối, rèn, gò , hàn... để tạo hình sản phẩm.
- Trước kia chưa có máy cán người thợ phải doi thỏi kim loại trên đe búa. Ngày nay có máy cán ta thường cán theo hai hình dạng cơ bản là thanh vuông và tấm, nhớ phải cán cùng chiều tránh rạn nứt. Nếu muốn đổi chiều cán thì phải ủ. Với máy cán người thợ có thể tạo dạng thanh cho vàng bạc, rồi kéo dây. Việc kéo dây được thực hiện bằng kìm và tấm kéo có các lỗ tiêu chuẩn, kéo từ to đến nhỏ cho đen khi đat được đường kính mong muốn.
- Để tạo hình sản phẩm ta dùng cưa hoặc kéo cắt kim loại. Khi cưa chuyển động lưỡi cưa phải vuông góc vớ i bề mặt kim loại. Chỉ nên tác dụng thuận chiều với răng cưa, nếu ngược dễ bị kẹt. Đế thay đổi chiều cưa người thợ xoay trong khi cưa khoảng 2 - 3 lần để nới lỏng lưỡi cưa, nhằm tránh gẫy lưỡi cưa.
- Quá trình cưa cắt xong là hàn nốt các chi tiết, hoàn tất quá trình này phải dùng vay hàn (một hợp chất giữa đồng và các kim loại quí được pha theo công thức). Để liên kết được các chi tiết với nhau, cần có nhiệt độ từ mỏ hàn, làm nóng chảy vảy hàn sẽ tràn lên bề mặt theo lực mao dẫn. Khi hàn các chi tiết phức tạp phải dùng đến 3, 4 loại vảy hàn có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Việc sử dụng chất hàn the trong hàn là rất quan trọng, do quá trình hàn sinh ra lớp oxy hóa bề mặt làm giảm độ kết nối mối hàn, nhưng chất hàn the có nhược điểmlà khi nung nóng có thể tạo bọt khí làm giảm chất lượ ng mối hàn. Đế tạo đường hàn chất lượng chỉ nên dùng lượng vẩy hàn vừa đủ. Để mối hàn đẹp chắc còn cần có kỹ năng, khéo tay. Vẩy hàn nóng chảy thường theo hướng có nhiệt độ cao, luôn đến điểm nóng nhất, do đó cần nhiệt đồng đều cho cả hai miếng kim loại được hàn, nếu không đều, phía nóng hơn sẽ hút nhiều vấy hàn hơn, do đó mối hàn sẽ xấu hoặc không dính.
- Giũa và làm bóng là hai công đoạn được áp dụng thườ ng xuyên trong chế tác sản phẩm, tuy đơn giản nhưng đây là hai công đoạn có tính quyết định đối với hình thức sản phẩm. Độ mịn của giũa được chia theo nhiều cấp tùy theo kích cỡ của răng giũa. Cô răng rũa lớn, tốc độ rũa càng cao nhưng để lại vết xước, việc chà bóng bằng giấy nháp sẽ khó hơn. Đế rũa một cách chính xác, người thợ phải đè lên giũa khi đẩy tới, bảo đảm toàn bộ bề mặt rũa tiếp xúc sát với bề mặt gia công, người thợ cần tránh thói quen chỉ quan sát bề mặt gia công mà không để ý tới giũa.
- Khi giũa xong chuyến sang chà giấy nháp, đây là công đoạn loại bỏ vết xước sau khi giũa, thường dùng giấy nháp từ thô đến mịn, trong khoảng từ 150-1200 (chỉ cần ba cỡ : 150 - 350, 350 – 650 và 1000 - 1200) Khi chuyến cỡ giấy nháp cần làm sạch các vết do giũa, do giáy nháp trước đó để lại. Chú ý là giũa và chà giấy theo cùng chiều sẽ làm sâu thêm các vết xước, do đó nên đổi chiều và tốt nhất là theo chiều vuông góc.
- Để hoàn thiện sản phẩm cần đánh bóng bề mặt, trước kia chưa có máy và thuốc đánh bóng, người ta phải đun nước bố hòn và cườm bằng ve sừng. Bây giờ có máy và thuốc đánh bóng, có hai bước cơ bản để dat độ bóng gương là đánh bóng và mài bóng. Đánh bóng là loại bỏ các vết do chà giấy nhám, thường dùng thuốc đánh bóng có tính mài mòn cao. Mài bóng đượcc thực hiện sau khi đánh bóng, thường dùng thuốc có độ đánh bóng mài mòn thấp hơn. Tiếp đó là mài bóng vào nỉ, rửa sạch, lau khô sẽ được sản phẩm hoàn tất. Sau cùng cho sản phẩm có giá trị hàng hóa.
Nghề vàng bạc mỹ nghệ trang sức của Châu Khê đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay tài hoa, hiểu và giỏi kỹ nghệ thủ công tinh xảo.
- Kể từ khâu bắt đầu tuyển nguyên liệu thực hiện các cung đoạn qui trình chế tác đến kiểm dịnh và tiêu thụ sản phẩm. Họ mỗi người đều biết phát huy bí quyết riêng, sắc thái độc đáo của từng nghệ nhân, người thợ.
Để nghề làng luôn năng động phát triển, cộng đồng của người thợ đều phải giữ gìn tốt truyền thống lời nguyền của tổ nghề xưa mà đổi mới hội nhập tiếp cận thị trường...