Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Chuông (Hà Nội) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG CHUÔNG

Chiếc nón là một vật dụng quan trọng của người nông dân Việt Nam, trong thời đại mới có nhiều loại mũ thay thế công dụng nhưng không thể thay thế tính biểu tượng của chiếc nón của Việt Nam đối với bạn bè trên thế giới. Nhắc đến chiếc nón, chúng ta nghĩ ngay đến làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội.
Làng Chuông là một làng quê truyền thống lâu đời có từ thời xa xưa nằm giữa trung tâm tỉnh Hà Tây cũ nay là Thành Phố Hà Nội. Vào thế kỷ thứ 8 - 791 năm Tân Mùi, theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là Trang Thì Trung, về sau đông dân hơn nên được mở rộng thành làng. Đầu thời Lên Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc.
Làng Chuông là tên nôm của xã Phương Trung, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng Chuông ngày nay có 8 thôn, 21 xóm, mỗi xóm từ ngày xưa cách nhau bằng con đường xây gạch bổ cau.
Làng nghề mang đậm hồn Việt Nam
Làng Chuông là một làng nghề nổi tiếng cả nước với truyền thống làm nón lâu đời thông qua sản phẩm nón lá. Người dân làng Chuông sống chủ yếu bằng nghề làm nón lá còn hoạt động làm nông nghiệp không nhiều vì đất chật người đông. Không ai trong làng biết chiếc nón xuất hiện từ khi nào nhưng trong ca dao xưa đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”. Có nhiều câu ca dao thể hiện một sự tri ân với những người làm nón tâm huyết yêu nghề, tạo cho nghề của cha ông một sức sống bền bỉ qua câu ca dạo được truyền tụng trong nhân gian:
“Muốn ăn cơm trắng cá trê
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”
Theo phân tích của một số nhà văn hóa thì hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ hoặc thạp đồng Đào Thịnh khoảng 2500-3000 năm trước. Qua hình ảnh đó, có thể thấy tổ tiên ta đã đội lên đầu một vật tựa chiếc nón có thể bằng một loại lá dày như lá cọ. Theo truyền thuyết dân gian trong làng thì sự tích chiếc nón lá bắt nguồn từ quá trình cha ông ta tối ưu hóa những chiếc lá đội đầu thành nón che mưa che nắng phục vụ con người trong lúc làm lụng và đi lại hàng ngày.
Để có được hình dáng như ngày hôm nay, chiếc nón lá đã trải qua một thời kỳ lâu dài thay đổi hình dáng. Đặc biệt với người làng Chuông thì chiếc nón dường như là một vật dung ăn đời ở kiếp với họ bởi công việc thường ngày của họ chính là làm ra chiếc nón phục vụ đời sống dân làng và làm hài lòng du khách. Trước đây, nghề làm nón lá phát triển mạnh mẽ, cả làng bao gồm già trẻ gái trai và cả trẻ con đều tham gia làm nón. Thời gian gần đây, do sự thay đổi của cuộc sống hiện đại mà nhu cầu sử dụng nón lá truyền thống suy giảm nhiều nên số người rời bỏ nghề nón nhiều hơn. Hiện nay, những thành phần dân cư chủ yếu thực hiện việc làm nón là người già, phụ nữ và trẻ em. Còn nhóm dân cư trong độ tuổi lao động thì đi tìm kiếm những công việc khác có thu nhập cao hơn công việc làm nón.
Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng. Nhưng từ năm 1940 đến nay, những người thợ làng Chuông chỉ còn làm duy nhất một loại nón.
Trước thế kỷ 20, những sản phẩm nón lá truyền thống của làng Chuông là nón ba vòng đấy là loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu, có thành tương đối nông. Nón có kích thuớc to và dành cho người nông dân làm đồng nên không được khâu kỹ. Nón thứ hai là nón thúng (quai thao) có vành rất rộng, hai bên buộc thao dành cho các cụ già đội đi chùa.
Các sản phẩm nón lá truyền thống của người dân làng Chuông chủ yếu là nón quai thao ngày trước và nón chóp từ đầu thế kỷ 20 do nghệ nhân Hai Cát tối ưu hóa từ chiếc nón lá miền Trung và nhu cầu sử dụng nón đương thời của đất Hà thành.
Loại thứ hai là nón thúng (quai thao) là loại nón có chiếc vành rất rộng, khi ngửa lên nón có hình như cái thúng, phía trong có cái khua đan bằng nan nhỏ, úp vào vành khăn để giữ nón cho chắc, hai bên buộc thao. Cỗ thao là mười sợi dây trò dệt bằng tơ do người làng Đơ Thao (hay làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì). Nón mười cũng là sản phẩm truyền thống của làng Chuông, có hình dạng như cái nia, các cụ già thường đội đi chùa.
Một loại nón cổ truyền khác của làng Chuông chính là nón lá già ghép sống. Đây là loại nón có từ rất lâu cùng thời với chiếc nón quai thao. Nón có ba vòng đấu, làm bằng lá hồ, khâu bằng móc đen rứa đen. Loại nón này rất chắc chắn nên có thể dãi dầu mưa nắng cùng người trên đồng với rất nhiều công dụng khác nhau.
 
 
Nghề làm nón quai thao truyền thống ở nhà nghệ nhân Phạm Trần Canh (thôn Quang Trung)
 
 
 
Công đoạn là lá lụi – một khâu quan trọng trong quá trình làm nón
Ở làng Chuông, nghề làm nón lá truyền thống chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thường được tiêu thụ hàng loạt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ nón lá truyền thống sa sút đồng thời một số hộ gia đình nhận được những đơn đặt hàng sản xuất những mặt hàng liên quan đến làm nón, có sử dụng kiến thức và tay nghề sẵn có của người làm nón ở làng. Làng Chuông vừa sản xuất, vừa cung cấp sản phẩm nói để phục vụ những sản phẩm sáng tạo khác(nón quai thao, nón lụa nhiều màu), lưu niệm (nón các kích cỡ, màu sắc), trang trí nội thất (đèn lồng dạng nón, treo tường ở nhà hàng, quán giải khát, đồ đạc nội thất như bàn trà...) và trang trí đường phố (trang trí cảnh quan các khu phố đi bộ ở Hà Nội).
 Một biến thể của chiến nóng chóp truyền thống (lợp thêm lớp vải lụa với mục đích biểu diễn hoặc trang trí 
 
 
 
 
 Nón trang trí nội thất nhà hàng
 
 Nón trang trí khu phố cổ (internet)
 
 
 
 
 Cây thông Noel (ngoại thất) làm từ nhiều chiếc nón (internet)
Đèn bàn (nội thất) làm từ nón lá (internet)
 
Hiện nay, sản lượng nón lá truyền thống làm thủ công do nhóm phụ nữ cao tuổi và trong độ tuổi lao động sản xuất ra nhiều nhất. Thông thường, chị em phụ nữ trong một xóm/thôn thường kết hợp với nhau để sản xuất nón cùng một địa điểm là nhà của một gia đình để học hỏi và giao lưu lẫn nhau.
 
 
 Phụ nữ thôn Liên Tân tụ tập làm nón tại nhà
 
 Các công đoạn làm nón được đan xen nhau ở hiên nhà
 
 
Đàn ông và phụ nữ cùng thắt nón ở hiên nhà 
 
 
 Công đoạn là lá lụi cho phẳng trong phòng khách gia đình
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Quy trình sản xuất truyền thống
Có thể nói để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện nhất định. Quá trình làm nón lá truyền thống làng Chuông nhìn chung có 3 công đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu

 

Lá lụi, nguyên liệu làm nón quan trọng của làng Chuông. 
Vòng nón là một bộ phận không thể thiếu của chiếc nón. Với chiếc nón Chuông sẽ có 16 vòng ở mặt trong của nón. Xưa kia vòng nón là do làng Chuông làm nhưng hiện nay thì do hai làng Đôn Thư và Tràng Xuân làm và mang đến chợ bán vào mỗi dịp có phiên. Mười sáu chiếc vòng nón được phân thành các loại: vòng cạp 1 sợi, vòng chân 4 sợi (vòng tròn), vòng nứa 5 sợi (vòng nghiêng), vòng chúp 5 sợi (vòng nghiêng) và vòng chủm 1 sợi. Các vòng này phải được vót thật đều tay mới tạo ra một chiếc nón đẹp. Công việc làm vòng nón vừa đòi hỏi sức lực và sự khéo léo của đôi tay. Người dân có câu vè làm nón như sau:
 
“Từ xuân chí ạ
 Từ hạ sang thu
 Mưa gió mịt mù
 Ta ngồi ta chẻ
 Ta chuốt sợi tre già
 Rồi đem ra phơi
 Cho bền tre, bền cật
 Bền cây tre, cây cật”
 Liếc cũng là một phần quan trọng làm nên chiếc nón chắc và đẹp. Cây liếc hay còn gọi là cây lòng bông do người làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên mua và đem bán ở chợ Chuông. Ruột liếc là guột – thứ dùng để nối hai đầu vành nón và giữ cho vành nón được tròn và bền. Nguyên liệu để khâu nón là cước, có rất nhiều loại: cước to màu đỏ thường được dùng để khâu vành nón, cước nhỏ màu trắng được dùng để khâu các vòng nón. Trước khi mọi người thường hay dùng móc và dứa để khâu nón. Nhưng dến những năm 80 của thế kể 20 thì người làng dùng cước bởi những ưu điểm vượt trội của nó không chỉ là giúp người dân khâu nhanh hơn mà màu trắng của cước lại tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc nón lá. Bên cạnh cước có sợi luồn nhôi. Sợi này được làm bằng ren mua từ làng Triều Khúc dùng để thêu hai bên nón làm hai đầu quai nón giúp giữ nón chắc hơn. Còn những hình giấy vẽ để trang trí mặt bên trong những chiếc nón Chuông.
 
 
 
Khuôn vòng, cước, chỉ màu, lá lụi làm nón (nguồn: internet)
 
 
 
Vật liệu làm nón ở chợ Chuông
(nguồn: internet)
 
Khuôn làm nón làng Chuông có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm (nguồn: internet)
 
Công đoạn 2: Xử lý vật liệu
Có một câu đối cổ đã khái quát và ca ngợi quá trình này:
“Ngọn lá xuân phong khuôn khéo lựa
Sợi vàng tạo hóa nắn nên Chuông”
 
 Thao tác phơi lá ngoài sân thể thao công cộng
 
 
 Thao tác là phẳng lá bằng nhiệt
 
 
 Thao tác bứt vòng khuôn nón quai thao
 
 Người làm nón là phẳng lá ở phòng khách
 
 

Xử lý vật liệu: Khuôn vòng phơi là - Vò lá - là phẳng lá
 
Nhìn chung, quy trình sản xuất nón lá làng Chuông hiện nay không có nhiều thay đổi so với quy trình sản xuất truyền thống nhiều đời nay về mặt nguyên lý thực hiện. Chỉ có một số thay đổi hiện đại hơn liên quan đến vật liệu để hỗ trợ việc thao tác thuận tiện hơn như các vật liệu khâu nón (chỉ, cước, kim), vật liệu vật liệu trang trí nón (dầu phủ bóng, chỉ luồn nhôi để buộc quai nón)...
  
 
Bản đồ không gian văn hoá nghề làm nón
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332