Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Huệ Lai (Hưng Yên) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG HUỆ LAI

Lịch sử phát triển nghề truyền thống
Theo tìm hiểu, chạm bạc không phải nghề gốc của làng Huệ Lai. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, một số người con của làng Huệ Lai sang học nghề chế tác vàng bạc tại làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương và mang nghề về làng. Từ đó người dân Huệ Lai biết đến cái nghề cần sự tỉ mỉ, cần cù và đôi bàn tay khéo léo này. 
Nghệ nhân chế tác bạc làng Huệ Lai
Được hình thành từ năm 1992, những ngày đầu, nghề chạm bạc chỉ thu hút được vài chục hộ tham gia. Năm 1998, hợp tác xã vàng bạc Phù Ủng được thành lập do ông Đỗ Xuân Chuyển làm chủ nhiệm nhằm liên kết những nghệ nhân và người làm nghề lại với nhau. Sau một thời gian kiên trì gắn bó, cùng nhau phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, năm 2003, thôn Huệ Lai, xã Phù Ủng được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề. Sản phẩm chạm bạc của hợp tác xã đã được cục Công nghiệp địa phương, bộ Công thương bình chọn là một trong những sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của khu vực phía Bắc năm 2014. 
Tuổi nghề của làng Huệ Lai đến nay đã được gần 30 năm. Hiện có trên 200 hộ gia đình với hơn 1000 lao động tham gia. Có những thời kì, nghề chạm bạc làm ăn khó khăn, sa sút, nhiều hộ bỏ nghề. Tuy nhiên được sự hỗ trợ của huyện Ân Thi, các ủy và chính quyền xã Phù Ủng đã triển khai đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng năm mở lớp đào tạo nghề chạm bạc, thu hút nhiều thanh niên tại địa phương đến học nghề, mở xưởng sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng. 
Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở xã Phù Ủng phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho làng nghề chạm bạc thôn Huệ Lai phục hồi và phát triển.
Với sự nhanh nhạy, bàn tay khéo léo, bản lĩnh cần cù, kiên nhẫn của những nghệ nhân ở thôn Huệ Lai đã sáng tạo ra nhiều mẫu sản phẩm đa dạng, mới lạ, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần làm nên thương hiệu của làng nghề chạm bạc Huệ Lai.  
Sản phẩm bạc làng Huệ Lai
Các loại sản phẩm truyền thống
Là một làng nông nghiệp truyền thống, những người nông dân ở đây đã bao đời gắn bó với cây lúa, víi đồng ruộng. Từ xa xưa, người dân Phù Ủng chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, một năm hai vụ chiêm, mùa. Đề phòng những khi chiêm khê mùa thối, người dân làng Phù Ủng còn trồng thêm những loại rau xanh và hoa màu như ngô khoai.
Điền thổ của làng được chia làm hai loại là công điền và công thổ và tư điền và tư thổ. Công điền công thổ được chia cho dân làm canh tác mà không được phép mua bán, chuyển nhượng.
Ngoài ra trong làng còn quy định các loại ruộng như: “ruộng tuần” chia cho các tuần đinh, còn gọi là “ruộng sương” dành cho những người sớm hôm vất vả canh gác, bảo vệ an ninh cho làng xóm, ruộng chùa, ruộng đình là loại ruộng thượng đẳng điền, còn gọi là “ruộng oản”, “ruộng kế”, “ruộng nhang đăng” dành cho làm cai đám trong làng. Người được dân làng chọn làm cai đám trong năm đó được cấp 2 sào ruộng thượng đẳng điền. Thời gian làm cai đám tính từ hội nọ đến hội kia và thời gian tối đa là hai kú hội.
Là làng nông nghiệp, ruộng đất là tài sản chính, các cụ cao niên trong làng cho biết: ruộng công điền (gọi là ruộng làng, ruộng phe giáp) được tính bằng khoảnh và cho dân cày cấy, cứ 6 năm chia lai một làn. Mọi người ở làng (không kể giàu nghèo sang hèn) đều được chia ruộng. Chế độ này gắn với người dân với làng.
Kinh tế thuần nông ở Phù Ủng luôn luôn được tăng cường bằng sức lao động cơ bắp của con người, sức kéo của gia súc (trâu bò). Cho nên tâm lý của người dân Phù Ủng nói riêng cũng như của cư dân nông nghiệp nói chung là “đông con đông của”, “con trâu là đầu cơ nghiệp” dần dần trong quá trình lao động sản xuất, người dân đã đúc kết được kinh nghiệm thâm canh, kinh nghiệm trồng trọt qua các câu ca dao tục ngữ, phổ biến trong dân gian và dễ thuộc:
“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”
Hoặc:
“Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trông khoai ngô”
Đây chính là một phương thức sản xuất chung cho tất cả người dân làm và sống băng nghề nông nghiệp. Sự gắn bó “một nắng hai sương” với đồng ruộng từ bao đời nay đã đem lại cho người dân Phù Ủng những kiến thức kinh nghiệm canh tác lúa nước từ khâu thiết yếu nhất của quá trình sản xuất như “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đến kinh nghiệm luân canh, xen canh giữa lúa và hoa màu. Những kinh nghiệm đó được phản ánh qua câu ca dao, tục ngữ dễ đi vào lòng người:
“Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba, cày vỡ ruộng ra
Tháng tư, gieo mạ thuận hòa mọi nơi”.
Hay:
“Khoai đất lạ, mạ đất quen”.
Rồi đến những kinh nghiệm về dự báo thời tiết:
“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”
“Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”
Hoặc:
“Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn mưa đ»ng nam vừa làm vừa chơi”
Ngoài nghề nông là chủ đạo, tương truyền trước đây làng có nghề phụ là nghề đan sọt, vận thừng, đan chổi, chạm bạc... là kinh tế phụ lúc nông nhàn. Hiện nay, trong khu di tích đền Phù Ủng vẫn còn mô Quả thừng, tương truyền là dấu tích khi xưa thuở còn hàn vi Phạm Ngũ Lão thường ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường cái quan chẻ tre đan sọt. Phù Ủng nổi tiếng với đặc sản “Gạo Đồng Đỗ - nước giếng Đình - cá rô Đầm Sét - nước mắm Vạn Vân”.
Các loại sản phẩm kế thừa, mới
Cũng như bao làng quê khác trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, tình trạng tư hữu hóa ruộng đất của tầng lớp địa chủ cộng với tác động của thời tiết cộng và trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém, dẫn đến mất mùa, đói kém xảy ra liên miên, đời sống người dân rất cực khổ.
Ngày nay, đời sống kinh tế người dân Phù Ủng đã có nhiều thay đổi, số hộ nghèo hiện nay không còn, số hộ giàu ngày càng tăng, đó là nhờ sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong làng được nâng lên rõ rệt. Trong làng không còn diện tích hoang hóa, toàn bộ diện tích canh tách đều được cơ giới hóa như là máy cày, máy tuốt lúa. Hệ thống mương máng tưới tiêu thuận lợi, thực hiện đầy đủ quy trình kĩ thuật thâm canh thời vụ, dự báo, dự thính phòng trừ sâu bệnh.
Nhân dân trong làng có các hình thức hợp tác trong phát triển kinh tế. Đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nghề phụ, khuyến khích việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển kinh tế và nuôi cá tận dụng diện tích mặt nước ngọt (ao, hồ, sông ngòi..) rộng lớn.
Điểm mạnh nghề phụ: Dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất tiêu dùng, nghề chạm bạc, nghề mộc, nghề nề... là những nghề người dân làng Phù Ủng học tập kỹ thuật nơi khác về nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.
Nhờ sự phát triển kinh tế Phù Ủng đã từng bước xây dựng được cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. 
Từ một làng với 95% dân số chủ yếu làm nông, sau khi nghề chạm bạc được mang từ làng Châu Khê – Hải Dương về, cơ cấu chuyển đổi từ nông nghiệp sang thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã dần được phát huy, mang lại cơ hội nghề nghiệp cho rất nhiều người dân trong làng.
Trải qua hơn 20 năm duy trì và phát triển nghề chạm bạc, từ một làng nghề với tay nghề còn non, số lượng người tham gia còn ít và quy mô còn nhỏ lẻ, làng nghề chạm bạc Huệ Lai đến nay đã trở thành một làng nghề với quy mô khá lớn với uy tín và chất lượng vươn xa đến các tỉnh thành cả trong và ngoài nước, đem lại mức thu nhập ổn định cho người dân trong làng, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế của xã tang lên đáng kể.
Quá trình sản xuất các sản phẩm truyền thống
Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu
Bạc được chuẩn bị sẵn, phân loại và kiểm tra kĩ càng để không lẫn tạp chất, đảm bảo 100% bạc nguyên chất.
Sau khi có nguyên liệu, bạc được đưa vào khuôn để chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo.
Công đoạn 2: Xử lý vật liệu
- Trong nghề chế tác trang sức bạc đòi hỏi ở người thợ cần phải có sự kiên trì cùng nhẫn nại trong từng công đoạn mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp và tinh xảo. Và để có một thành phẩm đẹp và vừa ý với khách hàng thì phải trải qua rất nhiều quy trình chế tác:
Đầu tiên là giai đoạn tạo mẫu cũng là giai đoạn quan trọng nhất. Ở bước này những ý tưởng sơ khai nhất về một mẫu trang sức mới sẽ được hình thành. 
Tiếp theo là giai đoạn tao mẫu sáp hưu khi làm nhẫn thì mẫu nhẫn sẽ được xuất ra và được khắc trên sáp cứng.
Những khuôn sáp này có thể có màu xanh ngọc hoặc xanh lá cây sậm mày. Các mẫu sáo có thể làm bằng tay hoặc máy.
Kế đến là công đoạn cắm cây thông – bơm sáp đổ thạch cam, đun chảy kim loại, đổ khuôn và cắt cây thông ra khỏi sản phẩm thô, hoàn thiện, gắn đá và đánh bóng sản phẩm.
Cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đây cũng là công đoạn quan trọng để kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảmbảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Bước này chính là là bước định giá cho sản phẩm trang sức cho sản phẩm.
- Đặc thù của nghề kim hoàn rất khắt khe, bởi nghề này không chỉ đòi hỏi sự cần cù chịu khó mà con đòi hỏi đôi bàn tay tài hoa khéo léo, óc sáng tạo để trổ những hoa văn, họa tiết trên các sản phẩm vàng bạc.
- Yêu cầu kỹ thuật chung đối với những quy trình trên:
Tiến hành phân kim loại để xi mạ, ta phải làm đúng theo kĩ thuật an toàn để bảo vệ sức khỏe và tránh ô nhiễm. Khi nấu kim loại để đúc hay chế “hội”, phải xác định và tính toán lượng kim loại để nấu thật kĩ, tùy theo yêu cầu về độ tinh khiết nhiều hay ít, tránh thừa thải gây lãng phí, hao hụt.
Khi sử dụng kim loại quý, điều quan trọng là tránh các vật liệu khác (không nằm trong tính toán) hòa lẫn vào kim loại và hợp kim.
Yêu cầu về độ nhẵn bóng được đặt ra là rất ao, ngay từ khâu gia công làm nguội, hay cắt gọt, cưa, giũa, uốn … đều phải thật cẩn thận để bề mặt kim loại không bị trầy xước, các dụng cụ như kẹp, búa, giũa … cũng phải có độ bóng thích hợp và đúng tiêu chuẩn.
Quá trình hàn phải luôn phủ lớp trợ dung (thuốc hàn) để không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của món sản phẩm do bị biến dạng nhiệt. Ngoài ra, quá trình làm sạch các phần oxy hóa bằng dung dịch axit cũng phải chú ý nhiệt độ và nồng độ, tránh để vật bị axit hòa tan do nồng độ quá cao. Các thao tác rót, rửa phải đúng và chính xác.
- Ở giai đoạn nhúng bạc vào H2SO4 cho bạc trở nên trắng hơn:
Quá trình làm sạch các phần oxy hóa bằng dung dịch axit, người lao động phải rất chú ý đến nhiệt độ và nồng độ, tránh để bạc bị axit hòa tan do nồng độ quá cao.
Acid sôi sẽ giải phóng hơi ni-tơ, đây là loại khí rất độc hại đối với sức khỏe và các vật dụng trong xưởng. Người lao động cần tinh luyện kim loại ở nơi được thông gió tốt, sử dụng mặt nạ thở và găng tay đặc biệt để đảm bảo an toàn lao động.
 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332