Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Nôm (Hưng Yên) - GIỚI THIỆU CHUNG LÀNG NÔM

 

 

Vị trí

Làng Nôm hay còn gọi là làng Đại Đồng trước đây có tên là làng Đồng Cầu, sau cải là làng Thông thuộc trang Đồng Xá, tổng Đình Tổ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Phía bắc giáp thôn Đại Bi. Phía tây giáp thôn Lộng Thượng. Phía đông giáp thôn Phả Lê. Phía nam giáp thôn Đình Tổ, Đông Xá, với tổng diện tích quy hoạch là 58,61 ha.

 

Vị trí làng Nôm trong xã Đại Đồng

 

Lịch sử phát triển

Sử sách ghi rằng, làng có từ những năm đầu Công nguyên, nhưng phải đến cuối thế kỷ XV, dân cư mới tập trung đông đúc. Trước đây, người dân trong làng có nghề buôn đồng nát. Bà con ở đây đi mua đồng nát về bán lại cho các lò đúc đồng ở địa phương và các vùng lân cận. Nhờ chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong làm ăn buôn bán, nên làng Nôm nhờ đó mà ngày càng hưng thịnh, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển. Xưa kia, làng còn từng được vua nhà Nguyễn giao cho đúc tiền đưa về kinh thành, bởi dân ở đây có nghề đúc đồng tinh xảo vào loại sớm nhất nước ta.

Về lịch sử hình thành phát triển, có thể khái quát Làng Nôm thành 3 thời kỳ như sau:

- Thời kỳ sơ khai thành lập Làng (trước thế kỷ thứ 16): Ngay từ thời gian đầu vùng đất đã có cư dân sinh sống, xuất phát điểm của Làng là dựa trên dòng chảy của con sông Nguyệt Đức là một nhánh chảy từ con sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. 

- Thời kỳ cực thịnh của làng (từ thế kỷ thứ 16 đến năm 1954) sự phát triển của làng gắn liền với nghề buôn đồng nát và các sản phẩm đúc đồng.

- Thời kỳ sau 1954: Làng bị nông nghiệp hóa trở lại, hoạt động buôn bán chỉ tập trung ở chợ Nôm. Giai đoạn này nền kinh tế tập trung bao cấp và không được kích thích phát triển buôn bán giao thương. 

- Giai đoạn sau đổi mới 1986: làng có sự suy giảm về dân số đặc biệt là nhóm tuổi lao động do sự thay đổi của cơ chế thị trường và đô thị hóa thu hút nhân lực ra thành thị làm việc. 

Đây là một ngôi làng cổ còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, được các chuyên gia về kiến trúc, nghệ thuật đánh giá là một không gian văn hóa đậm đặc những nét đặc trưng của cộng đồng dân cư làng xã… Làng Nôm hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành hình mẫu về cấu trúc làng xã vùng Kinh Bắc, vùng Đồng Bằng sông Hồng. 

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332