Danh nhân
Theo lịch sử, Thành hoàng làng của làng Ước Lễ là Tể tướng Lữ Gia, anh hùng chống quân Nam Hán với sự tích khi ngài chống quân Nam Hán đã bị chém đầu vẫn phi ngựa chạy về đến trước cổng làng Ước Lễ thì hóa. Tể tướng Lữ gia hy sinh ngày 12/9 âm lịch năm Canh ngọ (111 TCN). Hiện có trên 70 làng tôn Ngài là Đức Thành Hoàng làng (theo Tóm tắt lịch sử Việt Nam)
Lễ hội
Trước kia làng Ước Lễ tổ chức lễ hội làng, làm lễ giỗ Thánh vào ngày 12/9 nhưng sau đó dể phù hợp với việc thu hoạch vụ mùa của địa phương, dân làng đã quyết định tổ chức Lễ hội Việc làng giỗ Thánh sớm hơn, vào ngày 12/8 âm lịch. Ngày này các hộ trong làng lại góp tiền góp sức làm cỗ ở Đình và cùng nhau quây quần ở Đình. Đây là hội Việc làng, là lúc mọi công việc của làng được bàn bạc với mọi người.
Hội làng Ước Lễ (Ảnh: http://sovhtt.hanoi.gov.vn/)
Dân làng Ước Lễ có ngày lễ hội lớn trong năm là Rằm tháng giêng. Cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, trong khi người dân khắp mọi miền nô nức lễ chùa thì làng giò chả Ước Lễ lại rộn ràng ăn Tết trở lại. Đặc biệt, ở làng Ước Lễ có một tục lệ “bất thành văn” là những người con xa quê hương dù ở mọi miền đất nước và có bận trăm công ngàn việc cũng sắp xếp về sum họp cùng gia đình, bà con dân làng. Theo nghi lễ của làng, sau khi làm lễ cúng gia tiên xong, người dân làng Ước Lễ súng sính quần áo lên chùa dự hội, xin lộc hoặc đến các gia đình hàng xóm để gặp mặt nhau và chúc Tết cho nhau những điều tốt đẹp nhất.
“Tục lệ ăn “Tết bù” đã có ở Ước Lễ từ nhiều đời nay là do làng có nghề làm giò chả. Bởi thế, khi cả nước tưng bừng đón Tết dân tộc thì người dân làng Ước Lễ bước vào thời điểm bận nhất của nghề, không có thời gian mua sắm hay chúc nhau ngày Tết. Khi hết Tết Nguyên đán, nhịp sống trở lại bình thường, dân làng Ước Lễ mới chính thức đón Tết “bù” hay dân làng vẫn gọi vui với nhau là ăn Tết lại”.
Ẩm thực, sản vật đặc thù
Nhằm tôn vinh giá trị giò chả truyền thống và phát triển thương hiệu, năm 2002, nhóm nghệ nhân Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Đức Bình (hiện ở chợ Khương Đình) làm chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới nặng 1,4 tấn; năm 2003, một nhóm nghệ nhân làng Ước Lễ đã làm ra cây chả quế lớn nhất Việt Nam nặng khoảng 2 tạ dài 4m, đường kính hơn 50 cm. Các sản phẩm này đã nâng cao giá trị sản phẩm cổ truyền làng Ước Lễ, giúp hình ảnh sản phẩm giò chả Ước Lễ được quảng bá rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà cả ở quốc tế.
(Ảnh: vnexpress.net/)
Các phong tục, tập quán tiêu biểu (cưới hỏi, lễ hội, hương ước, quan hệ dòng tộc, láng giềng...)
Hội đồng hương Ước Lễ được thành lập từ năm 1947, trước kia goi là Ước Lễ Đồng hương Tiến ích Hội là hội đồng hương ra đời rất sớm và hiến có tại Hà Nội cũng như cả nước. Hội không chỉ có tổ chức giúp đỡ nhau làm ăn kinh tế phát đạt mà còn có tinh thân tương thân tương ái giúp đỡ các gia đình neo đơn khó khăn, lo các đám hiếu hỉ và thường xuyên thăm hỏi, động viên lẫn nhau. Ngoài ra Hội còn là tổ chức liên hệ, kêu gọi những người con Ước Lễ đóng góp xây dựng quê hương, xây dựng, cải tạo công trình ở làng.
Việc đóng góp cho việc chung của làng được ghi nhận cụ thể, thông qua các bảng ghi nhận công đức, đóng góp cho việc chung của người dân được ghi ở các tường dọc ngõ trong làng, bảng công đức trong chùa, ...
Có thể kể tên các công trình hội đồng hương Ước Lễ đã kêu gọi bà con phát tâm công đức xây dựng quê hương như: Công trình xây dựng bằng đá tường hoa bao sân đình, bình phong và cổng đình; Tu sửa trường học cổ của thôn (được xây năm 1927),...