Làng Uớc Lễ làm một ngôi làng còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của làng truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng.
Sơ đồ vị trí các di sản: Di tích, dấu ấn lịch sử
Thống kê di sản kiến trúc, công trình xây dựng văn hóa
STT Tên di tích Vị trí Được xếp hạng
1 Đình làng Ước Lễ Đầu làng Di tích lịch sử cấp quốc gia
2 Chùa Sổ Ngoài đồng Di tích lịch sử cấp quốc gia
3 Chùa Sùng Phúc Đầu làng
4 Chùa Hậu Cuối làng
5 Nhà thờ Ước Lễ Đầu làng
6 Chợ làng Đầu làng
7 Giếng làng (6 cái) Giếng trong Đình làng, chùa Sùng Phúc, chùa Hậu, giữa làng, giếng trước nhà thờ, chùa Sổ
8 Cổng làng Đầu làng
9 Cổng sau Cuối làng
9 Nhà cổ - nhà bà Mâu Giữa làng
10 Nhà cổ - nhà bà Bào Giữa làng
Vị trí các công trình công cộng và tín ngưỡng làng Ước Lễ
Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống, dấu ấn lịch sử
Đình làng Ước Lễ
Đình làng Ước Lễ xưa
Đình làng Ước Lễ nay
Đình làng Ước Lễ nằm ở đầu làng, thờ thành hoàng Lữ Gia.
Về mặt hình thái: đình làng là tổ hợp kiến trúc bao gồm Tam bảo, hậu cung, sân đình, giếng đình, cây si cổ thụ. Trước 2 bên cửa Hậu cung là ngựa tế đỏ bên trái và ngựa tế trắng bên phải.
Đình làng Ước Lễ còn giữ nguyên vẹn kiến trúc thời Hậu Lê. Trong các gian đình, tất cả đầu vì kèo và đầu xà ngang đều được nghệ nhân chạm khắc nổi hết sức sinh động, mềm mại, uyển chuyển hình tứ linh long – ly – quy - phượng và mặt trời cùng mai – lan – cúc - trúc.
Ðặc biệt, khác hẳn với nhiều đình của các làng Bắc Bộ, đầu vì kèo ở mái hiên chỉ được chạm khắc đơn giản hoặc không chạm khắc; xà ngang và vì kèo của mái hiên đình Ước Lễ đều được chạm khắc rất tỉ mỉ, tinh tế. Trên nóc đình, ngoài đôi rồng chầu mặt trời, còn có đôi cá chép uốn cong được ghép bằng các mảnh sứ xanh lam. Hai đầu đình có hai bầu rượu tròn cao ngất là những chi tiết độc đáo, riêng biệt, đặc sắc của kiến trúc đình Ước Lễ mà ở một số đình nổi tiếng như Tây Ðằng, Ðình Bảng không có. Ðôi cá chép để trên nóc đình chắc có liên quan đến sự tích "cá vượt vũ môn" để nêu cao tinh thần hiếu học cho dân làng Ước Lễ.
Bên trong Hậu cung ban giữa là Ban thờ tể tướng Lữ Gia – Thành hoàng làng Ước Lễ. Gian trái là ban thờ 2 chị em công chúa đều là phu nhân của tể tướng: Bảo Huệ Công chúa và Ngọc dung công chúa. Gian phải là ban thờ 3 vị tướng quân của tể tướng Lữ Gia.
Do làng Ước Lễ nằm trong vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ nên trước kia lũ lụt thường xuyên xảy ra. Vì vậy sân đình được dân làng Ước Lễ bồi đắt qua nhiều đời, lên cao tới 2 mét so với đường làng và trở thành nơi trú ngụ thoát hiểm của dân làng khi thiên tai xảy ra. Đình làng đã bị Pháp phá đổ năm 1950 và đến năm 1954 đân làng bắt đầu dựng lại làng.
Đình làng là không gian cộng đồng: địa điểm tổ chức các hoạt động vào những ngày tập trung đông du khách về thăm làng như ngày rằm tháng giêng, hội làng 12/8 âm lịch.
Nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng long Hà Nội, 1 dòng họ trong làng đã cúng tiến sửa đình, ốp đá toàn bộ lối lên chính giữa, sân trước, cổng đình.
Chùa Sổ
Chùa Sổ
Chùa Sổ nằm ở ngoài làng.
Chùa Sổ hay còn gọi là Hội Linh quán ở thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, theo sự tích và truyền thuyết chùa có từ đời Lý Trần những dấu tích vật chất như văn bia, gạch thời Mạc đã khẳng định được chùa Sổ có khoảng 500 năm tuổi.
Theo nhà sử học Nhà Long, Chùa Sổ có tổng thể kiến trúc tạo hình, trang trí độc đáo ở thế kỷ 16, nền chùa cao 64 cm, bó chung quanh là gạch trang trí hoa văn thời mạc. Chùa xây kiểu “Nội công ngoại quốc” với hai hành lang 26 gian, nối hai đầu tiền đường, cùng nhà hậu phía sau bao lấy tòa thượng điện. Chùa được sửa chữa hầu như toàn bộ vào thế kỷ 17. Kiến trúc “Chồng giường, giá chiêng, con nhị” với kết câu trên là hai xà ngân, đặt trên đầu hai cột con và tất cả đặt trên quá giang đội toàn bộ mái. Toàn bộ tượng trong chùa có tất cả 25 pho được làm vào thế kỷ 17 và 18, có giá trị lịch sử lớn.
Năm 1986 chùa Sổ được Nhà nước cấp bằng di tích quốc gia. Tại văn bia Quán Hội Linh của chùa Sổ có ghi việc tu sửa quán Hội Linh, tô tạo tượng phạt, đúc chuông cùng bài tựa: “... Xã Ước Lễ huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên có quan Hội Linh nổi tiếng ở nước Nam ta. Bên trái có thanh long dẫn dòng đỗ đạt, sông Tô uốn quanh; bên phải có bạch hổ bày núi bút nghiên, bảng vàng chói lọi. Phía trước Chu Tước ôm ấp chính dòng nước, cuồn cuộn đổ về nguồn. Đằng sau huyền vũ thật chênh vênh, núi cao hơn đất. Bốn bề chung đúc khí thiêng, người tài vật quý, chư Phật thảy đều linh ứng, phúc đến lộc về.”
Chùa Sùng Phúc (Chùa Mới)
Chùa Sùng Phúc
Chùa Sùng Phúc nằm ở phía Đông Bắc của làng.
Chùa Sùng Phúc hay còn gọi là chùa Mới được xây khoảng 150 năm, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. vào những năm kháng chiến chống pháp hòa thượng Thích Thanh Tâm đã đào hầm nuôi cán bộ kháng chiến. chùa trở thành cơ sở an toàn cho bộ đội, cán bộ chiến sĩ hoạt động.
Chùa Hậu
Chùa Hậu
Chuà Hậu nằm ở phía Nam của làng, giáp với khu vực các công trình công cộng (nhà văn hóa, CLB thể thao, trường học). Trong khuôn viên phía trước chùa có 1 giếng hình tròn. Chùa thường xuyên khóa cửa.
Chùa Hậu trước kia là nhà Hậu chùa Sổ, nơi thờ tự các vị sư tổ có công bảo vệ, duy trì chùa Sổ. Sau này, nhà Hậu được bà con Ước Lễ tu bổ, xây dựng mở rộng khang trang trở thành chùa Hậu.
Nhà thờ Ước Lễ
Nhà thờ Ước Lễ
Nhà thờ Ước Lễ nằm ở đầu làng. Đây là nhà thờ của Giáo họ Ước Lễ thuộc Giáo xứ Từ Châu, Giáo hạt Phú Xuyên.
Chợ làng Ước Lễ
Chợ làng Ước Lễ
Chợ làng Ước Lễ nằm ở khu vực đầu làng, đối diện Đình. Chợ Ước Lễ chỉ họp từ 4 giờ 30 phút sáng đến khoảng 9 giờ sáng. Chợ còn giữ được kiến trúc, khuôn viên chợ truyền thống
Cổng làng
Cổng làng Ước Lễ
Hoa văn cổ trên cổng làng Ước Lễ
Cổng làng: Làng có 2 cổng ở đầu và cuối làng. Trong đó cổng trước là cổng chính, có giá trị lịch sử và kiến trúc cao hơn. Cổng sau được xây từ năm 1998.
Cổng chính nằm ở đầu làng, chiếm một không gian lớn với cây cầu, cổng vòm, tường gạch có kích thước khá lớn. Cổng hình vòm cuốn, mái cong vút, hai cột bên và trên hai mặt đều đắp nổi chữ Hán. Thoạt trông cổng như một gác chuông chùa nhưng lại gây một cảm giác chế ngự của một công trình quân sự. Có thể nói, cổng làng Ước Lễ là một công trình kiến trúc đậm chất cổ kính và mang nhiều ý nghĩa đối với không gian văn hoá làng Việt.
Cổng làng Ước Lễ nhìn từ ngoài vào
Cổng nằm ở đầu làng, chiếm một không gian lớn với tổ hợp cây cầu, cổng vòm, hào nước.. Cổng hình vòm cuốn, mái cong vút, hai cột bên và trên hai mặt đều đắp nổi chữ Hán. Thoạt trông cổng như một gác chuông chùa nhưng lại gây một cảm giác chế ngự của một công trình quân sự.
Cổng làng Ước Lễ có dáng chung là hình thang, cao 6m, ngang 12m, được xây bằng gạch chỉ nung đỏ, chất liệu xây dựng, gia cố, làm mái hoàn toàn bằng gạch và bê tông, mang đầy sự bề thế, chắc chắn.
Giống như một số cổng làng khác, cổng làng Ước Lễ có bốn mảng kiến trúc: vòm cổng, mặt cổng, trụ cổng và mái cổng. Những thành phần kiến trúc này không rời rẽ mà cấu kết với nhau, tạo sự bền vững, hài hoà, có giá trị thẩm mỹ.
Trên mặt trước cổng, đắp nổi ba chữ Ước Lễ môn (Cổng làng Ước Lễ). Ước Lễ không chỉ là tên làng mà còn là triết lý của Nho Giáo được dân làng tiếp nhận. Ước, Lễ là chữ dùng xuất phát từ lời của Khổng Tử (Bác học dĩ văn, ước chi dĩ lễ), ý nói muốn học rộng thì phải dựa vào văn (tức văn hoá); học đã rộng rồi thì phải chế định (Ước) bằng Lễ, ấy là điều cần thiết của người học rộng. Lấy Ước Lễ đặt tên làng thể hiện quan niệm trong cuộc sống phải luôn luôn giữ lễ.
Vòm cổng được ghép bằng gạch viên và chít bằng vữa tạo thành vòm cong với đường lượn khéo léo. Trước đây, dưới vòm cổng còn có cửa làm bằng gỗ lim kiên cố, do tuần đinh đóng mở theo giờ quy định. Vòm cổng có tỷ lệ khá đẹp, vừa vặn với tỷ lệ của cả cổng, chiều cao 2,2m, chiều rộng 1,5m. Tỷ lệ này không chỉ hợp với nhu cầu đi lại của người dân mà có tác dụng cản những xe quá lớn vào làng để giữ cho không gian của làng được yên tĩnh và sự vững bền của các công trình trong làng không bị ảnh hưởng.
Hai bên trụ cổng dưới còn được trang trí hình cá chép như nhắc đến tích cá vượt vũ môn nhắc nhở con cháu trong làng luôn phải chăm lo cho việc học hành. Phía trên vòm và mặt cổng được xây một vọng lâu có mái che cong vút. Những trụ cổng bên trên vút lên cùng đầu đao của mái cổng tạo nên sự thanh thoát.
Cổng làng xưa có bộ cánh cửa lim chỉ mở theo giờ, cánh đã hỏng từ thời chiến tranh và bị dân làng phá bỏ.
Nhà cổ
Xét về niên đại của các công trình trong làng Ước Lễ chủ yếu chia làm 2 giai đoạn: trước và sau năm 2000. Các công trình mới xuất hiện nhiều hơn ở thôn 9 của làng. Đây là khu vực có nhièu hộ gia đình theo Đạo Thiên chúa, có phần nhỉnh hơn về kinh tế.
Nét đặc trưng một số nhà cổ tại đây theo nhóm nghiên cứu quan sát là nhà hướng Tây, do đó thường bố trí phên nứa phia trước cho mục đích che nắng. Phía trước nhà thường có bức bình phong để tránh các điềm xấu cho chủ nhà
Điểm khác biệt của làng Ước lễ là thiết kế cổng nhà. Với lối thiết kế theo kiểu cuốn thư, theo một số nhà nghiên cứu nhận định, đây là thể hiện sự coi trọng giáo dục của dân làng
Cổng nhà tại làng Ước Lễ
Nhà ở tại Ước Lễ còn lưu giữ khá nhiều các công trình nhà cổ có niên đại trên dưới 100 năm. Tuy nhiên, khuôn viên nhà đa phần đã bị biến đổi. Các hộ gia đình thường lưu giữ nhà cổ 3 gian hoặc 3 gian 2 chái làm nhà thờ, xây bên cạnh đó là các ngôi nhà mới khoảng 2-3 tầng khang trang, phần công trình phụ đa phần cũng được xây lại
Nét đặc trưng của đa số công trình ở làng Ước Lễ nói chung cũng như của các nhà cổ tại đây theo nhóm nghiên cứu quan sát là hệ thống các tấm dài (tấm liếp) ở mặt tiền nhà. Một phần là ở các nhà hướng Tây, do đó bố trí hệ thống liếp để che nắng. Một nguyên nhân khác theo bác Thi, hội đồng hương làng Ước Lễ, các tấm liếp để tránh mọi người nhìn thẳng và đi thẳng vào chính giữa nhà – vị trí thường đặt ban thờ.
Phía trước nhà thường có bức bình phong để tránh các điềm xấu cho chủ nhà.
Không gian phía trước nhà
Không gian nhà bà Mâu
Không gian nhà bà Bào
Không gian cảnh quan
Cảnh quan khu vực di tích: cổng làng, Đình, chùa miếu...
Không gian công cộng truyền thống bao gồm đình làng, chợ, chùa, giếng làng
Đặc biệt về công trình tôn giáo tín ngưỡng, trong làng Ước Lễ có cả đình, chùa, nhà thờ, bố trí khá gần nhau, hòa hợp với cảnh quan làng quê.
Không gian cổ kính khu vực cổng – đình – chợ
Không gian Chùa Sùng Phúc
Cảnh quan khu vực giếng làng, ao làng
Giếng làng
Giếng làng Ước Lễ
Làng Ước Lễ có 6 cái giếng, phần lớn đều gắn với các công trình tôn giáo tín ngưỡng: 1 giếng nằm trong đình, 1 giếng trong chùa Súng Phúc, 1 giếng trong khuôn viên chùa Hậu, 1 giếng trước nhà thờ, 1 giếng trước lối vào chùa Sổ; chỉ có duy nhất 1 giếng nằm giữa làng, giữa khu vực nhà ở.
Trong đó giếng trước lối vào chùa Sổ là giếng nằm ngoài đồng, không trong khu vực dân cư nhưng được coi là giếng nước quan trọng nhất. Đây là nguồn nước ăn của cả làng trước đây, cũng như là nguồn nước được dùng để làm giò chả, nước lấy để thờ cúng. Theo truyền thuyết, giếng cạnh chùa Sổ là huyệt của làng, được coi là cối giã giò của làng, nhờ đó nghề giò chả ở Ước Lễ mới phát triển và người dân ăn nên làm ra.
Giếng làng Ước Lễ đều có hình tròn, giếng trong đình nhỏ nhất có đường kính khoảng 7m, còn lại các giếng đều có đường kính từ 12m - 18m. Các giếng đều có bậc thang rộng khoảng 50cm dẫn xuống lấy nước. Xung quanh giếng là thành được xây cao khoảng 40cm.
Các giếng nước hiện tại được giữ gìn tạo cảnh quan. Giếng trước nhà thờ có thả cá cảnh. Giếng ngoài đồng cạnh chùa Sổ thả súng.
Giếng chùa Sổ hay còn được gọi là giếng Đồng Bượng. Giếng được dân làng ví như cối giã giò với 2 đường chạy 2 bên như 2 chiếc chày.
Đường làng, ngõ xóm
Cấu trúc mạng lưới giao thông làng Ước Lễ là cấu trúc hình xương cá, đặc trưng cấu trúc làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đường làng chính đóng vai trò là trục xương sống kết nối tất cả các không gian trong làng; các công trình công cộng truyền thống nằm tại các vị trí quan trọng về mặt hình thái hình học trên đường làng chính. Cảnh quan đường làng chính và các ngõ xóm được lưu giữ với hình ảnh các bức tường thấp hai bên, thấp thoáng nhà chính. Tuyến giao thông chính chạy theo trục Đông Nam.
Không gian đường làng cũ
Các cảnh quan nông nghiệp đặc trưng
Làng Ước Lễ được bao bọc xung quanh bởi hệ thống đồng ruộng. Cảnh quan đồng ruộng là cảnh quan tiêu biểu; cánh đồng xanh mướt khi lúa non, vàng ươm vào mùa gặt, thấp thoáng người trên cánh đồng, là những hình ảnh rất quen thuộc, làm nổi bật nên khung cảnh yên bình của ngôi làng. Về mặt chức năng, ruộng vẫn là nơi đảm bảo cho sự tồn tại của làng Ước Lễ với việc cung cấp thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Cảnh quan đồng ruộng bao quanh làng Ước Lễ
Sử dụng vật liệu, phương thức xây dựng truyền thống: Nhà tre, đá ong, đá xây, gạch đất....
Tại Ước Lễ, vật liệu gạch được dùng trong giao thông và các công trình. Ngoài ra các công trình tôn giáo và công trình nhà ở có sử dụng vật liệu gỗ trong kết cấu mái, cột.
Vật liệu gạch
Sử dụng vật liệu gạch trong công trình
Vật liệu gỗ
Vật liệu gỗ trong các chi tiết công trình