Đền Thượng:
Đây là ngôi đền cổ Thờ Thánh Gióng . Tục truyền rằng sau khi đánh thắng giặc Ân , Gióng bay về trời . Cảm tạ công ơn Vua cho lập đền thờ tại quê nhà . Lúc đầu đó chỉ là ngôi miếu nhỏ . Đền đời vua Lê Đại Hành miếu được mở rộng, sau đến đời vua Lý Thái Tổ được mở rộng sửa sang thành đền thờ. Đền Thượng còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong của các triều đại, các câu đối nổi tiếng của các văn nhân nho sĩ, và bức tượng lớn trong hậu cung khắc tạc chân dung người anh hùng lên ba đánh giặc.
Kiến trúc còn lại của đền Gióng gồm nhiều công trình trên một diện tích rộng:
- Tam Quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Trước cổng là một sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ. Thủy Đình là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước
- Sau cổng chính là một phương đình tám mái, dưới chân còn hai con sư tử đá. Tiếp đến là tiền đường rộng là nơi cử hành các nghi lễ. Nhà thiêu hương bày đồ nghi trượng, tiếp đến là hậu cung. Trong hậu cung có tượng Thánh Gióng và các tướng hộ vệ, cũng là nơi giữ các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Trong hậu cung cũng giữ một đôi chóe sứ là cổ vật, chỉ dùng trong dịp lễ hội. Bậc thềm của hậu cung còn giữ được những viên gạch chạm rồng, được cho là có từ đời Nhà Lý
- Trong đền còn có một bia đá dựng năm 1660. Phía sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc.
- Từ cổng vào, bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh.
Đền Hạ:
Đền nằm ngoài đê, ở phía đông đền Thượng. đền là nơi thờ mẹ Thánh Gióng, cũng gọi là Thánh Mẫu. Trước kia, Thánh Mẫu được thờ chung với Thánh Gióng ở đền Thượng. Đến năm Chính Hoà thứ 4 ( 1683), Thánh Mẫu mới thờ ở đền riêng tại thôn Ngô Xá. Mười năm sau đền lại được thiên về gần chùa Giếng ( chùa Tập Phúc), tại chỗ hiện nay. Đền hiện còn lưu giữ được một số hiện vật có giá trị : đôi phỗng đá, một bộ dài bạc, hai bình hương đá...
Miếu Ban:
Ở phía tây đền Thượng, trong xóm Ban, tên chữ là Dục Linh Từ. Miếu thờ Thánh Mẫu. Tương truyền đây là nơi Gióng ra đời, do đó còn có tên là " Trài Nòn". Miếu lợp ngói cổ hình mũi hài. Sau Miếu là giếng Bát Nhũ trì ( ao tám vú), giữa giếng nổi lên một gò đất con xinh xắn. Truyền rằng, Thánh Gióng ra đời trên sập hiện đặt ở đảo này, sau đó được tắm trong chậu đá cũng đặt ở đây. Ngoài ra, còn có một liềm đá mà người ta đã xem là dao cắt rốn cho Thánh Gióng, nhưng liềm hiện nay không còn nữa.
Cố Viên:
Theo truyền thuyết, cố viên ( vườn xưa), cũng gọi là "vườn rau", là nơi mẹ Gióng đến hái rau rồi ướm chân mình vào chân người Khổng Lồ, do đó mà mang thai sinh ra Gióng. ở đây có một nhà nhỏ gọi là " cây hương", bên cạnh là hòn đá lớn hình thù đặc biệt với nhiều nét lồi lõm được xem là dấu chân của Người Khoỏng Lồ. Còn một tấm bia mang dòng chữ " Đổng viên Thánh Mẫu cố trạch" ( Nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng).
Giá Ngự:
Ở đây có hai cột trụ và một bệ xây vào đầu thế kỷ XX. Vào ngày hội Đền, dân làng kéo ngựa thờ, gọi là ông giá, từ đền Thượng đến đây trông ra khu soi bia cạnh Đền Hạ nơi điệu múa cờ được biểu diễn.
Mộ Trần Đô Thống:
Mộ ở xóm Vận Hang, trước đền Thượng. Tục truyền Đô Thống là một tướng của Thánh Gióng, người Phù Dực cầm đạo tiên phong trong đoàn quân chống giặc Ân. Mộ được xây bằng gạch giữa một khu rộng ngoài bãi sông.
Hàng năm, từ mồng 6 đến mồng 2 tháng 4 âm lịch, dân địa phương lại tổ chức hội Gióng, ngày lễ chính là ngày mồng 9. Trước ngày này, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: Vật, chọi gà, đánh cờ, hát, đặc biệt là hát ả đào – một tục rất cổ. Trong ngày lễ lớn vui nhất là trò diễn trận, rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Chùa Kiến Sơ
Chùa Kiến Sơ được xây dựng từ trước năm 820 . Theo sử sách vua Lí Thái Tổ - Lí Công Uẩn khi còn nhỏ đã đến làm tiểu tại chùa . Trong thời gian này nhà vua đã được nhiều nhà sư vó uy tín của triều đình dạy dỗ . Sau khi được tôn lên làm vua Lí Công Uẩn rời đô về thành Đại la xây dựng nơi đây thành kinh đô Thăng Long . Lí Thái Tổ đã cho tôn tạo Đền Gióng và chùa Kiến Sơ . Hiện nay Chùa Kiến Sơ lưu giữ Khánh đá, hàng trăm pho tượng phật độc đáo, hiếm có đặc biệt là ba pho tượng về Vua Lí Công Uẩn làm tiểu tu hành, tượng Thánh mẫu – mẹ vua và tượng thiền sư Võ Ngôn Thông.
- Quần thể kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc bộ. Bước qua cổng tam quan là hồ sen lớn, bao quanh là lối đi dẫn vào chùa chính. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ có niên đại gần 400 năm.
- Ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa Cửu Long (còn gọi là động Liên Hoàn) được tạo bằng đất thó, có tuổi thọ hơn 200 năm. Đây là tác phẩm nghệ thuật nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m.
- Trong chùa có một hệ thống tượng khá phong phú, bao gồm tượng Phật, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và mẹ của ông, tượng Khổng Tử, Lão Tử. Phía sau chùa có gác chuông, bên dưới có điêu khắc hệ thống hang động mô tả cảnh địa ngục. Trong chùa cũng còn một khánh đá cổ, tạc thô sơ.
- Nội điện tôn trí bảy hàng tượng. Lớp trên cùng là tòa điện chính, có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tôn trí bộ Tam Thế Phật, có niên đại thế kỷ XVII. Ba pho thể hiện ba đại kiếp của Như Lai (quá khứ, hiện tại, vị lai) được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền trên ba tòa sen. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thiếp vàng. Sáu lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng 1 là tượng A Di Đà, hàng 2 gồm năm pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa), hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải, Thích Ca niêm hoa tọa lạc ở hàng thứ tư, kế đến tượng Ngọc Hoàng, dưới cùng có tòa Cửu Long. Bên phải nội điện thờ năm vị Diêm vương
Chùa Kiến Sơ chính là một danh lam thắng tích gắn liền với lịch sử hình thành triều đại nhà Lý. Chính vì vậy, chùa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975.
Chùa Hương Hải:
Chùa thường được gọi là chùa Hương Hải (Hương Hải Ni viện) tên chữ là Linh Ứng tự, tọa lạc bên cạnh chùa Kiến Sơ ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý (1009-1225), được xem là Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Ni sư Diệu Nhân (1041 – 1113), thuộc đời thứ 17 Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã từng trụ trì và hoằng hóa ở đây. Hòa thượng Thích Thanh Từ trong sách Thiền sư Việt Nam ( Thành hội Phật giáo to. Hồ Chí Minh ấn thành năm 1992) cho biết bà tên là Ngọc Kiều, là trưởng nữ của Phụng Loát. Thưở nhỏ bà được vua Lý Thánh Tông nuôi dạy trong cung. Chồng Bà làm quan Châu Mục ở Chân Đăng. Sau khi chồng mất, bà xuất gia, thủ tiết, thọ giới với Thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng - Ngài ban cho bà pháp danh Diệu Nhân và dạy trụ trì Ni viện Hương Hải. Bà giữu gìn giới luật và hành thiền được cánh định, là bậc mẫu mực trong Ni chúng thời bấy giờ.
Nơi đây trở thành Ni viện Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Bên cạnh hai ngôi chùa nổi tiếng trên còn có một số ngôi chùa khác:
- chùa Giếng ( Thôn Phù Đổng)
- chùa Sùng Khánh ( Phù Dực)
- Thiên Đức( Đổng Viên),
- Đình thờ Nguyễn Nộn ( Thành Hoàng thôn Phù Dực)…
Trong quá trình phát triển Phù Đổng có nhiều dòng họ đỗ đạt làm quan được triều đình lập bia tại Văn Miếu . Một trong những dòng họ nổi tiếng đó là dòng họ Đặng , Hoàng, Nguyễn … Hiện nay dòng họ Đặng vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nhà thờ của dòng họ gần như nguyên vẹn .
Năm 2007 được công nhận là di tích văn hoá lịch sử quốc gia . Tại đây còn nhà thờ của trạng nguyên Đặng Công Chất, nhà thờ của Thái bảo Đặng Trần Khuê (Ông nội Đặng Công Chất), nhà thờ của Vua Lê ban cho Tiến sĩ Đặng Công Diễn.