Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Phù Đổng (Hà Nội) - DI SẢN PHI VẬT THỂ LÀNG PHÙ ĐỔNG

Đặc trưng của Phù Đổng là hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng cấp quốc gia và cấp thành phố, thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Tiềm năng du lịch di sản lớn nhất ở đây chính là Hội Gióng – di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và quần thể di sản di tích Phù Đổng – thuộc di tích quốc gia đặc biệt.

Thánh Gióng
Hội Gióng Phù Đổng do Lý Công Uẩn ban ra, nhân dân 5 làng cùng nhau thực hiện: làng Phù Đổng, làng Phù Dực, làng Đổng Viên, làng Đổng Xuyên và làng Hội Xá.
Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại "Phù Đổng Thiên Vương".
Gắn với không gian Hội Gióng là hệ thống di sản vật thể gồm 10 điểm chính như: Đền Thượng, Đền Hạ (đền Mẫu ), chùa Kiến Sơ, đình Hạ Mã, Chù Hương Hải, bàn Đánh cờ Soi Bia, Giá Ngự, Miếu Ban, Cổ Viên, Đổng Đàm cùng nhiều phong tục tập quán, nghi lễ gắn với cộng đồng dân cư. 
Hội được chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn một: từ sau tết Nguyên Đán hàng năm nhân dân đã bàn bạc về lễ hội, giữa tháng 2 âm lịch các cụ hàng tổng đã họp phân cho các giáp làm hội, cử tuyển người vào việc hành hội.
Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai hội: các ông "Hiệu" (Hiệu Cờ - tượng trưng Thánh Gióng, hiệu Trống, hiệu Chiêng, hiệu Tiểu cổ), hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: "Phù Giá" (120 người),đội quân chính quy; các "Cô Tướng" (gồm 28 người tượng trưng cho quân giặc, hai cô tướng chính là Tướng Đốc và Tướng Ngựa được chọn từ xóm Miếu Ban - nơi có di tích liềm và nôi đá sinh Thánh Gióng), tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường "Ải Lao", trong đó có "Ông Hổ",đội quân tổng hợp; "Làng áo đỏ", đội quân trinh sát nhỏ tuổi; "Làng áo đen",đội dân binh v.v…Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.
+ Giai đoạn hai: đi vào luyện tập, từ 15/3 âm lịch. Các ông hiệu phải biệt lập, riêng biệt ở một “dinh” ăn chay, có người phục vụ riêng không được tiếp xúc với ai bên ngoài. Hàng ngày luyện đánh cờ, múa quạt, đánh trống, chiêng. Cô tướng tập lễ, phường Ải Lao tập hát, ông Hổ tập múa, ... Ngày 25/3 các cụ tẩy điện ở Đền, lau chùi đồ thờ tự chuẩn bị lễ hội. Đêm 01/4 các ông Hiệu đến Đền nhận chân hương về thờ Thánh tại gia; với ý nghĩa bí mật linh thiêng.
+ Giai đoạn ba: tiến hành hội. Ngày 6/4 âm lịch, buổi sáng đội Phù giá tập. Buổi chiều các ông Hiệu ra ngoại đàn trước sân Đền Thượng để tổng duyệt. Hiệu trống, hiệu chiêng đánh 3 hồi, ông Hiệu cờ đánh 3 ván cờ thuận và 3 ván cờ nghịch.
Ngày 7/4 âm lịch: buổi sáng đoàn Ải lao tế lễ Thánh. Buổi chiều: Phù giá tập “đi đưa về đón”, các ông Hiệu ra ngoại đàn rồi đoàn Hội đi khám đường; Đi từ Đến Thượng, vòn qua Miếu Ban, vòng qua Đền Mẫu, xuống bãi cờ Đổng Viên rồi về Đền Thượng (cả đi và về là 7km). Đi tiên phong là phường Áo Đỏ: gồm 50 em trẻ mục đồng, mặc áo dài đỏ quần vàng đội nón nhỏ sơn chóp đỏ, cầm roi rồng sơn đỏ đi tiên phong dẹp đường. Hai ông Hiệu Tiểu Cổ đội mũ võ, cầm trống khẩu đi liền sau chỉ huy.
Tiếp theo là phường Áo Đen gồm 50 người đội nón, mặc quần trắng, áo dài đen, gồm những trai binh trong làng vác cờ ngũ hành. Tiếp theo là phường Ải Lao (30 người), đây là đội quân tổng hợp, có cả ông hổ vừa đi vừa múa.
Tiếp theo là ông Hiệu Trống: tướng chỉ huy cánh tả, mặc áo đỏ, thắt đai lưng, đầu đội mũ võ, cầm dùi trống ra trận cùng vớigia nhân khênh trống, che lộng, cầm cán cờ, tay thước (khoảng 30 người).
Tiếp theo là ông Hiệu Chiêng: tướng chỉ huy cánh hữu, mặc áo dài đỏ, thắt đai lưng, đội mũ võ, cầm trống khẩu ra trận cùng với 8 bát tiên và gia nhân che lộng, cầm cán cờ, tay thước (khoảng 30 người).
Cuối cùng là ông Hiệu Cờ: tượng trưng cho Thánh Gióng, mặc áo dài đỏ, thắt đai lưng, đầu đội mũ võ, cầm cờ lệnh ra trận. Lá cờ dài 2,5m, rôgnj 41cm bằng vải lụa màu đỏ, ở giữa có chữ lệnh.
Khánh đường cũng thăm dò tình hình trận địa, để kịp thời bổ sung các khiếm khuyết.
Ngày 8/4 âm lịch: buổi sáng tổ chức khai mạc lễ hội Gióng trước sân Đền Thượng, các cô tướng dàn trận trên đê, các cụ ban Khánh tiết đi duyệt tướng, kén tướng, động viên chúc mừng các nhà tướng tham gia lễ hội.
Buổi chiều: Rước nước từ Đền Thượng xuống Đền Mẫu, có thêm các ông”Phù Giá” rước hai chum nước lấy từ Đền Hạ về Đền Thượng để thờ, rửa vũ khí. Nước cũng như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng những đứa con trước khu ra trận.
Ngày 9/4 âm lịch: Buổi sáng hát tuồng tại sân ao rối, trước cửa Đền Thượng. Buổi chiều, đúng giờ ngọ các cô tướng xuống bãi cờ Đống Đàm dàn trận theo thế “băng xà” – rắn bay. Trong khi đó các ông Hiệu ngoại đàn ở Đền Thượng, rồi đoàn rước hội kéo xuống bãi cờ Đống Đàm. Lần này có cả các ông “Phù giá” quân chính quy của ông Gióng, đóng khố, cởi trần, vác siêu đao, bát bửu, kéo ngựa (xe long mã) hùng dũng ra trận. Khi đến bãi cờ Đống Đàm, các ông Hiệu đóng doanh trại, nghỉ ngơi phút chốc, đàm đạo với quân địch. Khi đàm đạo không thành, ông tiên nghiêm phát lệnh tấn công. Các cô tướng cũng phất cờ, đánh trống nghênh chiến. Ta đánh trận thứ nhất thăm dò quân địch, bãi chiến trường tượng trưng là 3 chiếc chiếu cói dải trên thảm cỏ xanh. Mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp lên tờ giấy trắng (giấy là mây, bát là đồi núi). Khi mang cờ ra, ông khai miều, ông khởi chỉ, rút bao miều ra tung cờ lên, hàng trăm bươm bướm và trầm hương bay ra, tượng trưng cho sấm chớp, làm quân địch bị lừa. Thần tướng phải đánh 3 ván cờ trên 3 chiếc chiếu (phất cờ theo chữ lệnh). Khi ông Hiệu Cờ đá bát là tượng trững bạt núi đạp mây. Khi đánh hết ván cờ thứ ba thì nhân dân xô vào cướp lấy chiếc chiêu thứ 3 tượng trưng là chiến lợi phẩm để lấy khước, lấy may.
Sau đó đoàn Hội kéo về Đền Thượng khao quân, tăng thêm nhuệ khí. Quân giặc (các cô tướng) tức tốc đuổi theo về dàn trận ở Soi Bia. Trong khi phù giá đang ăn, khao quân, có tin cấp báo giặc tới, đoàn hội lại cấp tập kéo xuống soi bia, đánh trận thứ hai. Xe Long Mã được kéo đến giá ngự để ngự giá, xem trận đánh thần thánh ở Soi Bia sắp diễn ra. Nhân dân hàng vạn người đứng xem. Khi đến giờ “thần” ông Tiên Nghiêm phát lệnh, ông Hiệu trống, Hiệu chiêng đánh 3 hồi rồi ông Hiệu Cờ đánh 3 ván nghịch trên 3 chiếc chiếu. Đánh xong ván thứ 3 nhân dân xô vào cướp chiếc chiếu thứ 3 ồn ào náo nhiệt. Chiêng, trống nổi lên, các tướng giặc giơ cờ trắng đầu hàng.
Các cô tướng khác thả về, riêng hai tướng chủ soái của giặc là tướng Đốc và tướng Ngựa, bắt về Đền Thượng, lột áo mũ rồi thả về. Các ông Hiệu ngoại đàm rồi vào Đền cất vũ khí (gọi là chí đồ), lễ Thánh rồi ra về. Kết thúc hội.
"Rước khám đường" là trinh sát giặc; "Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; "Rước Đống Đàm" là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; "Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà, một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc.
Cờ phướn màu đỏ mà trên đó viết chữ "Lệnh" tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là "Quân lệnh phải nghiêm minh" "Binh pháp phải mưu lược sáng tạo" (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi "bán nguyệt" có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông "Xướng" và "Xuất", tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường.
Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Còn các màn rước lễ "Kén tướng", "Kén Phù Giá", và màn diễn "Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân", có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát chèo để mừng thắng trận.
Khi ông Gióng đánh xong trận đầu ở Bãi cờ Đống Đàm, đoàn hội kéo về Đền Thượng. Đội quân phù giá được khao quân, ăn cỗ yến, Có tin báo giặc tới, phù giá tức tốc đứng dậy cùng đoàn hội kéo đến bãi cờ Soi bia đánh trận cuối. Đây là trận lớn, quyết định, lần này ông Gióng đánh 3 ván cờ nghịch thể hiện mưu kế diệu kỳ.
Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự, thuộc di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu.
Lễ hội Đền Gióng
Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332