Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Di sản làng Việt là tiềm năng văn hóa to lớn. Cần biến tiềm năng đó thành nguồn lực để phát triển nông thôn Việt Nam bền vững và giàu bản sắc.

Làng Phù Lãng (Bắc Ninh) - VĂN HÓA NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀNG PHÙ LÃNG

Lịch sử phát triển nghề truyền thống
Nước ta có hàng trăm ngàn làng nghề thủ công và mỗi làng nghề lại có vị tổ nghề riêng. Vì vậy mà có hiện tượng cùng làm một nghề nhưng mỗi làng lại thờ tổ nghề riêng của làng mình. Cùng nghề sản xuất gốm nhưng Bát Tràng thờ ông Hứa Vĩnh Kiều, Thổ Hà thờ ông Đào Trí Tiến, còn Phù Lãng thờ ông Lưu Phong Tú.
Theo Tô Nguyễn, Trịnh Nguyễn trong sách “Kinh Bắc - Hà Bắc” thì ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong dịp đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này được truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu, sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung.
Tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn lưu giữ và trình bày một số hiện vật của gốm Phù Lãng từ thế kỷ 17-19. Đó là sản phẩm gốm men nâu và những sắc độ của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu...
Tháng 12/1996, khảo sát bãi gốm cổ ở đầu làng An Trạch, đã phát hiện những mảnh gốm thời Trần, một số lò gốm cổ trên đường từ cuối thôn Phấn Trung sang An Trạch. Điều đó chứng tỏ điều nhận định trước đây cho rằng nghề gốm Phù Lãng có từ thời Trần là có cơ sở.
Đặc trưng của sản phẩm nghề
Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có mầu hồng nhạt ở làng thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống). Sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền đẹp.
Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu…
mà người ta gọi chung là men da lươn (Nguồn ảnh: vietnamhoinhap.vn)
Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Sản phẩm gốm đắp nổi (Nguồn ảnh: phulang.com.vn)
Sản phẩm chính của Gốm Phù Lãng tập trung vào ba loại hình:
+       Gốm dùng trong tín ngưỡng (lư hương, đài thờ, đỉnh...);
+       Gốm gia dụng (lọ, bình, ang, chum, vại, bình vôi, ống điếu...);
+       Gốm trang trí (bình, ấm hình thú như ngựa, voi...).
Ngày nay với những bàn tay tài hoa và nhiệt huyết nghề gốm, muốn khôi phục và gìn giữ nghề truyền thống của làng các nghệ nhân thế hệ mới như nghệ nhân Vũ Hữu Nhung - với cái tên quen gọi Gốm Nhung. Nghệ nhânThiều với tên quan thuộc Gốm Thiều đã và đang thổi hồn vào cho đất, sáng tạo và phát triển những tinh hoa của nghề gốm với nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn, ... các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương... đã và đang được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận.
Quá trình sản xuất truyền thống:
Các bước làm gốm đều yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ của nghệ nhân. Cùng với đó là những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác mà chỉ người trong làng mới biết. Một xưởng sản xuất gốm gồm năm nhóm chính: tổ lò, tổ chuốt, tổ họa tiết, tổ men, tổ làm sạch. Quy trình để làm gốm Phù Lãng gồm các bước:
1/ Chọn đất và xử lý đất sét
Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm Phù Lãng là đất đỏ hồng lấy ở vùng Thống Vát, Cung Khiêm của tỉnh Bắc Giang. Theo sông Cầu, đất được chuyển về Phù Lãng. Đất dùng để làm gốm phải là loại đặc biệt mới có được độ dẻo cần thiết, sau khi lấy về phải đem phơi cho đến lúc bạc màu rồi đập thành những viên nhỏ sau đó mới cho “ngậm” vào nước.
Đất sau khi đã “ngậm” đủ nước sẽ được chọn sạn và lọc cho đến khi nào đất nhuyễn và mịn mới thôi. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, đất không còn là vật vô tri vô giác mà được tôi luyện thành những vật phẩm mềm mại từ đó tạo nên những tác phẩm gốm sứ độc đáo.
2/ Tạo hình
Đất khi đã đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành tạo hình. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Hoạt động xung quanh bàn xoay tay có 3 người (thường là phụ nữ), trong đó môth người chuyên ngồi chuốt, một người vần bàn xoay và mọt người chạy ngoài. Người vần bàn xoay đồng thời làm nhiệm vụ lăn đất thành đòn để chuốt (còn gọi là xe đòn). Người chạy ng oài trong nom đánh dát đất, mang sản phẩm ra phơi khi đã huốt xong. Đối với sản phẩm nhỏ, cần phải có hai người tạo sản phẩm: Một người chuốt và một người vần bàn. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong, để cho se dần, đến khi sờ tay vào không thấy dính, lúc bấy giời người thợ tiến hành chúng, đấm, thúc bên trong của sản phẩm cho thành hình đồ vật, rồi lại để cho ráo. Lúc này nếu thấy sản phẩm có vết dạn nứt thì được vá lại bằng đất mịn và nát.Bước cuối cùng trong khâu hoàn thành sản phẩm là ve, nạo sản phẩm sau khi sản phẩm đã thành " bạc hàng (chuyển mầu trắng).
3/ Tráng men
Ve, nạo xong sản phẩm dược tráng một lớp men lên, tạo mầu sắc. Chất liệu làm men tráng gồm có: Tro cây rừng (loại cây mà khi đốt, tàn tro trắng như vôi, như tàn thuốc) hai là vôi sống (vôi tả), ba là sỏi ống nghiền nát, bốn là bùn phù xa trắng. Bốn chất liệu này, sau khi sơ chế trộn đều với nhau theo một tỷ lệ nhất định, rồi chế thành mộtchất lỏng. Khi sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi lông quét men lên bên ngoài của sản phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản phẩm có mầu trắng đục. Sản xuất men là cả bí quyết kỹ thuật người thợ thủ công ngày xưa giữ kín.
Chất liệu được sử dụng để tráng men gồm: Tro cây rừng: chọn loại cây sau khi đốt tro có màu trắng như vôi, mịn như nghiến, tái, lim, sến.
4/ Nung
Sau khi được tráng men và tạo mầu, phơi khô, sản phẩm được xếp thành từng chồng và đưa vào lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa không gian trong lò. Lò nung gốm phải có nhiệt độ 1.000 độ C. Để nung gốm, mọi người vẫn sử dụng củi. Sản phẩm sẽ được xếp theo hàng ngay ngắn trong lò và nung trong ba ngày ba đêm. Để cho gốm nguội sau đó lấy ra ngoài. Gốm Phù Lãng sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng cánh gián hoặc màu da lươn, gõ vào sản phẩm có tiếng vang.

 

Liên hệ trao đổi và chia sẻ
0913 542 332
phcuong39@gmail.com

DI SẢN LÀNG VIỆT

Assoc. Prof. Dr. PHAM HUNG CUONG
Head of Urban and Regional Planning Department
Address: 55 Giai Phong Road, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam
Email: cuongph@huce.edu.vn/ phcuong39@gmail.com

Mobile: 0913542332