Phù Lãng là làng gốm cổ lâu đời với lịch sử phát triển gần 800 năm. Theo người dân làng kể lại: trước đây, nghề gốm mang lại kinh tế phát triển cho làng, người dân đã xây dựng nên hệ thống công trình đình, đền, chùa, chợ, cầu, quán, bến đò ... Chợ Lãng trước đây nổi tiếng khắp vùng, là đầu mối giao thương sản phẩm và nguyên vật liệu sản xuất gốm của làng. Các công trình đình, đền, chùa đều có quy mô to đẹp. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, ngày nay dấu tích những công trình cổ đều đã không còn nguyên vẹn như xưa: chợ Lãng cũng như đình, đền, chùa đều đã được cải tạo xây dựng mới lại.
Sơ đồ vị trí di tích xã Phù Lãng
Thống kê di sản kiến trúc
STT
Tên di tích Vị trí Được xếp hạng
Chùa Phúc Long Tự Trung tâm xã
Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh Trong khuôn viên UBND xã
Bia di tích trận đánh ngã ba nghè cây bàng Đầu làng, ven sông
Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa
Tại xã Phù Lãng có 2 công trình di tích lịch sử cấp tỉnh là: Chùa Ninh Phúc tại thôn An Trạch và Chùa Cao tại thôn Đoàn Kết. Hai công trình này nằm tại 2 thôn lân cận với khu vực làng nghề.
Trong khu vực làng nghề truyền thống hiện nay có chùa Phúc Long Tự, chùa được xây dựng mới khang trang tại khu vực trung tâm của làng nghề.
Tam quan và tháp đá chùa Phúc Long Tự
Tòa đại điện chùa Phúc Long Tự
Trong khuôn viên UBND xã, cạnh khu vực làng nghề có đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh
Đầu làng gốm cổ Phù Lãng, có Bia di tích trận đánh ngã ba nghè cây bàng, ghi lại chiến công đánh thắng giặc Pháp của du kích xã vào năm 1950.
Bia di tích trận đánh ngã ba nghè cây bàng
Công trình kiến trúc truyền thống phục vụ sản xuất gốm:
Di sản kiến trúc có giá trị lớn nhất tại Phù Lãng ngày nay là hệ thống lò gốm và các xưởng sản xuất gốm hiện diện khắp nơi trong làng. Một số lò gồm vẫn nằm trên địa bàn làng gốm cổ trước đây. Các lò gốm thủ công này nằm sát ven sông Cầu, vẫn sử dụng củi và than để đốt. Các bến bãi ven sông là nơi tập kết và chuyên chở hàng hóa rất thuận tiện cho việc cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Lò gốm ven sông tại khu vực làng gốm cổ (Lò số 1)
Lò gốm ven sông tại khu vực làng gốm cổ (Lò số 2)
Lò gốm ven đồi tại thôn Thủ Công (thôn mới)
Công trình nhà ở truyền thống
Giống như những công trình di tích trước kia, hệ thống nhà ở truyền thống tại làng đã không còn nhiều. Một số ít những ngôi nhà giữ được bộ khung gỗ có niên đại trên dưới 100 năm, với quy mô 3 gian. Có 3 công trình nhà ở truyền thống nằm tập trung ở khu vực làng cũ.
Nhà cổ ven sông (Nhà số 1)
Nhà cổ trong làng (nhà số 2)
Nhà tạm quây bằng tiểu sành